Chủ nghĩa thực dụng là gì?
Chủ nghĩa thực dụng xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ XIX ở Mỹ và nhanh chóng trở thành một trào lưu triết học độc lập, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Mỹ, là triết lý sống, triết lý nhân sinh của đại bộ phận cư dân Mỹ. Không chỉ thế, chủ nghĩa thực dụng còn du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ nghĩa thực dụng đã ảnh hưởng đến đông đảo cư dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, có một bộ phận đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa thực dụng dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí, nhiệt tình cách mạng, gây tổn hại đến sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay.
Khái lược về chủ nghĩa thực dụng
Bạn đang xem: Chủ nghĩa thực dụng là gì?
Với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, là một “triết thuyết về chân lý” – chủ nghĩa thực dụng xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ XIX ở Mỹ và thực sự trở thành một trào lưu triết học độc lập vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực dụng được Piếc-xơ (Charles Sanders Peirce, 1839-1914) khởi thảo và được U.Giêm-mơ (William James, 1842-1910) phát triển và đạt đến đỉnh cao trong tư tưởng triết học thực dụng của Giôn Đi uây (John Dewey, 1859-1952).
Xem thêm : Cửa sổ Johari và ứng dụng trong giao tiếp
Chủ nghĩa thực dụng bất cứ giai đoạn nào, dù là chủ nghĩa thực dụng cổ điển hay triết học phân tích (với chủ nghĩa duy vật quy giản và diễn dịch xuất hiện từ nửa sau đến cuối thế kỷ XX) cũng như chủ nghĩa thực dụng đương đại – về thực chất – đó là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, là chủ nghĩa duy ngã. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin có viết rằng: “Xét theo quan điểm duy vật thì giữa chủ nghĩa Ma-khơ và thuyết thực dụng cũng như giữa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và thuyết kinh nghiệm nhất nguyên đều có sự khác nhau rất ít, không đáng kể”(1).
Những người theo chủ nghĩa thực dụng coi vấn đề trung tâm của triết học là đạt đến một sự hiểu biết về chân lý mà tiêu chuẩn của chân lý là tính hữu ích, cái có lợi. Nói cách khác, tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ chủ nghĩa thực dụng là: Ý nghĩa của các khái niệm của chúng ta phải được gắn vào bối cảnh: “ở đây và bây giờ” của thực tiễn hiển nhiên, có thể cảm nhận được bởi các cơ quan cảm giác của con người.
Comager – một nhà sử học Mỹ, người sùng bái chủ nghĩa thực dụng đã viết: “Lý luận và lập luận trừu tượng làm cho người Mỹ bực tức, và người Mỹ tránh những học thuyết triết học tối tăm… như người khoẻ tránh thuốc, không có một thứ triết học nào vượt ra khỏi giới hạn của ý chí mà lại làm cho người Mỹ có hứng thú, cho nên họ cải tạo một cách không thương tiếc siêu hình học trừu tượng thành luận lý học thực tế. Người Mỹ vốn là người theo chủ nghĩa ích lợi và hoàn toàn hiển nhiên rằng triết học của chủ nghĩa công cụ là thứ triết học duy nhất có thể gọi là thật sự của Mỹ”(2).
Xem thêm : Nhóm Telegram, Group Telegram Hot Mới Nhất 2023
Với nguyên tắc cơ bản là lấy hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn; lấy kết quả có thể kiểm nghiệm được của ý nghĩa và giá trị của khái niệm cũng như lý luận khi ứng dụng vào thực tế làm thước đo chân lý, chủ nghĩa thực dụng đã hình thành lối sống “vị kỷ, vị lợi”, theo phương châm: Chỉ có gì mang lại lợi ích cho tôi mới là đáng kể.
Để mang lại lợi ích cho bản thân, những người theo chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt là tầng lớp tư sản độc quyền đã không từ bỏ bất cứ một âm mưu, thủ đoạn nào và sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ (kể cả luật lệ) để thu về lợi nhuận tối đa. Trong bộ “Tư bản”, khi nói về bản chất bóc lột, lối sống thực dụng, vị kỷ, vị lợi của nhà tư bản, C.Mác đã dẫn lời nhận định của T.J.Dunning rằng: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ. Nếu sự ồn ào và cãi cọ đem lại lợi nhuận thì tư bản khuyến khích cả hai”(3). Với những người theo chủ nghĩa thực dụng, “Bất kỳ quan niệm nào hễ phù hợp với nhu cầu đặc biệt của cá nhân đều nên khẳng định”(4).
Gắn với điều kiện lịch sử đặc thù của nước Mỹ, khi mới xuất hiện, chủ nghĩa thực dụng được tầng lớp tư sản bậc trung ở Mỹ chào đón một cách nồng nhiệt sau đó nó ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội Mỹ, trở thành triết lý sống, triết lý nhân sinh của đại bộ phận cư dân Mỹ, đến mức nói đến văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ là người ta gắn nó với chủ nghĩa thực dụng: Văn hoá thực
dụng Mỹ; lối sống thực dụng Mỹ… Chẳng bao lâu, chủ nghĩa thực dụng, văn hóa thực dụng, lối sống thực dụng Mỹ đã du nhập đến nhiều vùng đất mới ngoài lãnh thổ Mỹ, trong đó có Việt Nam; để lại nhiều dấu ấn trong các học thuyết triết học cũng như văn hóa, lối sống ở nhiều nước khác nhau cho dù họ đang ra sức tìm cách chống đỡ.
Sở dĩ chủ nghĩa thực dụng tiếp tục tồn tại và phát triển với sức lan tỏa lớn là do: Một, trong bản thân triết lý thực dụng với tư cách là cơ sở lý luận của chủ nghĩa thực dụng vẫn có những điểm hợp lý nhất định. Chẳng hạn như: Yêu cầu tính xác thực, rõ ràng của tư tưởng; sự kiểm chứng chân lý bằng thực tiễn, gắn với bối cảnh “ở đây và bây giờ”, chân lý phải cụ thể, phải gắn với kết quả thực tiễn, có giá trị ngay trong mỗi con người; coi trọng yếu tố kỹ thuật, coi kỹ thuật như là một phương tiện đem lại lợi ích cho con người; hai, việc đề cao tư tưởng “vị kỷ, vị lợi” đã góp phần kích thích, khơi dậy bản tính tư hữu của con người, hướng con người đi vào chủ nghĩa cá nhân, “cho mình và vì mình”. Chính vì vậy mà chủ nghĩa thực dụng được không ít người đồng tình, ủng hộ và tiếp nhận một cách “nồng nhiệt”. Tuy nhiên, khi triết lý thực dụng được tuyệt đối hóa, được nâng lên thành học thuyết, thành triết lý sống, thành chủ nghĩa thực dụng, thì tất cả những gì được coi là hợp lý đều trở thành phi lý. Đây có thể coi là hạn chế lớn nhất, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng nhất của triết học thực dụng, của chủ nghĩa thực dụng Mỹ.
Nguồn: https://hcma1.hcma.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/24037/13%20Tr%20S%20Phan%20-%20Ng%20T%20Th%20Huong.pdf
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức