Khung phân tích Harvard / Phân tích vai trò giới
Khung phân tích Harward thường được biết đến là Khung phân tích vai trò giới. Xuất bản năm 1985 đây là một trong những khung được phát triển sớm nhất cho phân tích giới.
Khung phân tích Harward là một ma trận để thu thập thông tin ở cấp vi mô, ví dụ cộng đồng hoặc hộ gia đình. Đây cũng là một cách hữu dụng để tổ chức thông tin và thích ứng với nhiều tình huống. Khung Phân tích Harvard có 03 thành phần chính: 1) Hồ sơ hoạt động, 2) Phân tích tiếp cận và kiểm soát, 3) Các nhân tố ảnh hưởng.
Bạn đang xem: Khung phân tích Harvard / Phân tích vai trò giới
Nội Dung
Công cụ Harward 1: Hồ sơ hoạt động
Công cụ này xác định tất các liên quan giữa nhiệm vụ sản xuất và nhiệm tái sản xuất và trở lời câu hỏi: Ai làm gì? Điều quan trọng cần chú ý là nhiều hoạt động không thể phân chia rõ ràng thành sản xuất hay tái sản xuất và mức độ chi tiết cần thiết phụ thuộc vào bản chất của dự án.
Thông tin về ai làm gì có thể được sắp xếp trong bảng dưới đây:
Hoạt động tái sản xuất | Hoạt động sản xuất | Hoạt động cộng đồng | |||
Phụ nữ / bé gái | Đàn ông/ bé trai | Phụ nữ / bé gái | Đàn ông/ bé trai | Phụ nữ / bé gái | Đàn ông/ bé trai |
Lau dọn nhà cửa | Sửa chữa các đồ vật trong gia đình | Trồng cấy | Trồng cấy | Tham gia các cuộc họp thôn bản | |
Chuẩn bị thức ăn cho các thành viên trong gia đình | Bán sản phẩm tại chợ | Làm việc trong nhà máy |
Công cụ Harward 2: Phân tích tiếp cận và kiểm soát
Công cụ này cho phép người dùng liệt kê những tài nguyên mà mọi người sử dụng để thực hiện các công việc đã được xác định trong Hồ sơ hoạt động. Công cụ này cho biết phụ nữ hoặc nam giới có quyền tiếp cận tài nguyên hay không, ai kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực đó và ai kiểm soát lợi ích của việc sử dụng tài nguyên của hộ gia đình hoặc cộng đồng.
Nói một cách đơn giản Tiếp cận nghĩa là người ta có thể sử dụng tài nguyên; Điều đó không nói gì về việc người đó có kiểm soát tài nguyên đó. Ví dụ, phụ nữ có thể tiếp cận với các quy trình chính trị địa phương nhưng có ít ảnh hưởng hoặc ít kiểm soát đối với các vấn đề được thảo luận và các quyết định được đưa ra. Người kiểm soát tài nguyên là người có thể đưa ra quyết định cuối cùng về việc sử dụng tài nguyên đó, bao gồm liệu nó có thể được bán hay không.
Một ví dụ về cách sắp xếp và phân tích thông tin về tiếp cận và kiểm soát tài nguyên được trình bày trong bảng dưới đây:
Tài nguyên/Nguồn lực | Tiếp cận | Kiểm soát | ||
Nữ | Nam | Nữ | Nam | |
Ví dụ: Đất đai Trang thiết bị Lao động Tiền mặt Giáo dục/đào tạo | ||||
Khác |
Công cụ Harward 3: Các nhân tố ảnh hưởng
Công cụ này cho phép người sử dụng lập biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong phân chia lao động, tiếp cận và kiểm soát theo giới tính như được liệt kê trong công cụ Harvard 1 và Harvard 2. Xác định những ảnh hưởng trong quá khứ và hiện tại có thể cho biết xu hướng trong tương lai. Những yếu tố này phải được xem xét bởi vì chúng cho biết các cơ hội và hạn chế liên quan tới sự tham gia của phụ nữ vào các chương trình và dự án phát triển. Yếu tố ảnh hưởng bao gồm tất cả những gì định hình quan hệ giới và quyết định các cơ hội và hạn chế khác nhau cho nam và nữ. Những yếu tố này rộng và tương quan, bao gồm:
- Chuẩn mực của cộng đồng và phân cấp xã hội, chẳng hạn như cách thức, quy trình ra quyết định của gia đình và cộng đồng, thực hành văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo;
- Các điều kiện nhân khẩu học;
- Cấu trúc thể chế, bao gồm các quan chức chính phủ, và cơ chế phát triển và phổ biến kiến thức, kỹ năng và công nghệ;
- Các điều kiện kinh tế xã hội chung như mức độ nghèo, tỷ lệ lạm phát, phân phối thu nhập, các điều khoản quốc tế về thương mại, và cơ sở hạ tầng;
- Các sự kiện chính trị bên trong và bên ngoài nước;
- Pháp lý;
- Giáo dục và Đào tạo; và
- Thái độ của các thành viên cộng đồng đối với những người làm công tác phát triển/hỗ trợ và ngược lại.
Mục đích của việc xác định các yếu tố ảnh hưởng này là xem xét yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động hoặc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ hoặc nam giới và ngược lại. Công cụ này nhằm giúp người sử dụng xác định những hạn chế và cơ hội cần được xem xét trong quá trình lập kế hoạch can thiệp. Công cụ này sẽ giúp người sử dụng dự đoán đầu vào cần thiết để đảm bảo can thiệp thành công.
Ví dụ về cách sắp xếp thông tin về các yếu tố ảnh hưởng:
Các yếu tố ảnh hưởng | Hạn chế | Cơ hội |
Chuẩn mực của cộng đồng và xã hội hệ thống cấp bậc | ||
Điều kiện nhân khẩu học | ||
Cơ cấu thể chế | ||
Các yếu tố kinh tế |
Thuật ngữ
Xem thêm : Văn hóa là gì? Vai trò, chức năng và cơ cấu văn hóa
Phân công lao động theo giới
Là phân chia công việc và trách nhiệm dựa trên cơ sở giới. Vì sự phân chia này dựa trên các chuẩn mực được hình thành trong cộng đồng, tất cả các thành viên cộng đồng đều hiểu ngầm và có xu hướng đồng ý với các thực hành này mà không phản biện sự hợp lý của chúng. Những thực hình này được mặc định trong cộng đồng.
Hoạt động tái sản xuất
Không chỉ liên quan đến các hoạt động sinh đẻ của phụ nữ mà nó còn bao gồm việc nuôi dưỡng con cái (thuật ngữ khoa học là: duy trì nguồn nhân lực trong tương lai). Các công việc thường thấy bao gồm nhưng không giới hạn trong những việc sau: nuôi con, chăm người lớn tuổi, nấu ăn, và làm các công việc nội trợ. Những công việc tái sản xuất rất quan trọng, nếu thiếu chúng, con người không thể thực hiện các công việc sản xuất một cách hiệu quả. Tuy nhiên những công việc này thường không được coi trọng, vì thế chúng được coi là “miễn phí” hoặc không công.
Hoạt động sản xuất
Bao gồm các công việc được trả công bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức khác. Những hoạt động này bao gồm sản xuất trong thị trường với quá trình trao đổi giá trị và quá trình sản xuất tại gia đình nhưng mang lại giá trị sử dụng và tiềm năng trao đổi trong thực tế. Với phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, những công việc này bao gồm làm nông, làm thuê.
Hoạt động cộng đồng
Hoạt động không trong bối cảnh gia đình, chủ yếu diễn ra tại nơi công cộng khi các vấn đề được giải quyết và các quyết định được đưa ra.
Hàm ý của việc phân chia vai trò theo giới
Trong nhiều hoàn cảnh, những hoạt động trên không được phân công bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ: Phụ nữ có xu hướng làm những công việc không được trả công nhiều hơn trong khi nam giới có xu hướng làm những công việc được trả công. Việc thực hiện các công việc không được trả công được coi là hiển nhiên trong quá trình trưởng thành nhưng công sức và thời gian cho các công việc này không được coi trọng. Kết quả là phụ nữ, những người làm công việc này nhiều nhất được coi là “không làm gì”. Vì vậy phụ nữ lại càng bị giao nhiều việc hơn trong thời gian rảnh và có thể dẫn đến làm việc quá sức.
Xem thêm : Tóm tắt Lịch sử Việt Nam
Nhìn chung, nam giới thường xuất hiện trong các cuộc họp cộng đồng nơi các quyết định được đưa ra vì họ được cho là những người có quyền quyết định. Vì vậy, sự xuất hiện của phụ nữ trong các cuộc họp này được xem là kém quan trọng và phụ nữ ít tham gia vào các quá trình ra quyết định. Những nhu cầu và quan tâm của phụ nữ vì thế ít khi được thảo luận và giải quyết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những thực hành này thay đổi tùy địa phương và bối cảnh.
Phân tích giới tạo điều kiện xem xét sự tham gia phân chia vai trò giới, ví như gánh nặng công việc và sự thiếu quan tâm về nhu cầu và lợi ích của phụ nữ như đã xác định ở trên. Ta có thể suy ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn tài nguyên, định kiến và phân biệt giới từ quá trình phân chia vai trò giới.
Tiếp cận nguồn lực trên cơ sở giới
Cơ sở vật chất, dịch vụ, nguồn quỹ, lợi ích, thông tin và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến sự khác nhau về quyển và cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên của nam giới và phụ nữ. Điều này được phân định dựa trên các giá trị, chuẩn mực xã hội và văn hóa tại một cộng đồng trong khoảng thời gian nhất định.
Kiểm soát tài nguyên dựa trên cơ sở giới
Liên quan đến quyền sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như hưởng lợi và tham gia vào các quá trình ra quyết định có liên quan.
Khuôn mẫu giới
Là những giả định hoặc nhận thức được đơn giản hóa quá mức về một người hoặc nhóm người với những đặc điểm cụ thể – chủng tộc, giới tính, tuổi tác, … dựa trên các chuẩn mực, thực hành, và niềm tin xã hội. Khuôn mẫu tiêu cực có thể kìm hãm cơ hội và quyền tự do chọn lựa và từ đó cản trở con người phát huy hết tiềm năng của mình. Chúng là gốc rễ của sự phân biệt giới dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp và chúng có tính quay vòng. Khuôn mẫu tạo nên nền tảng phân biệt đối xử giới sâu rộng, lâu dài và có tổ chức. (UN Women 2011).
Khuôn mẫu giới là những mẫu hình giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nữ và nam.
Ví dụ
Khuôn mẫu giới về nữ là phải biết sinh con đẻ cái, tóc dài, quán xuyến việc nhà, dịu dàng, đảm đang, nói năng nhẹ nhàng, thụ động, phục tùng… Khuôn mẫu giới về nam là phải to cao, có râu, để tóc ngắn, làm chủ gia đình, mạnh mẽ, xốc vác, ăn to nói lớn, chủ động, quyết đoán…
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức