Mối quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp – nhân loại
Thế nào là mối quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp – nhân loại?
Giai cấp – dân tộc
Giai cấp và dân tộc đều là những phạm trù lịch sử. Bởi nó xuất hiện và tồn tại phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định. Giai cấp và dân tộc là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, nhưng nó có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó giai cấp và dân tộc có những vai trò khác nhau.
Bạn đang xem: Mối quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp – nhân loại
Xem thêm : Thách thức và giải pháp trong thực hiện bình đẳng giới
Tính lịch sử của giai cấp và dân tộc khác nhau. Khi giai cấp mất đi thì dân tộc vẫn tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của xã hội. Quan hệ giai cấp – dân tộc với tư cách sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất của xã hội có giai cấp – là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định với sự hình thành dân tộc, với xu hướng phát triển của dân tộc, quy định bản chất xã hội của dân tộc, quy định tính chất của các mối quan hệ dân tộc.
Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc đều là các hình thức của đấu tranh xã hội để giải quyết những mâu thuẫn chung của xã hội. Nhưng nếu dân tộc chưa được độc lập và thống nhất thì giai cấp tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới phải đấu tranh giải phóng dân tộc để trở thành giai cấp dân tộc. Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có vai to lớn đối với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Xem thêm : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước như thế nào?
Hồ Chí Minh, nhà cách mạng tiêu biểu nhất của các dân tộc bị áp bức trong thời đại ngày nay, đã vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh đã kết luận rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là thắng lợi của đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp – nhân loại
Khái niệm nhân loại dùng để chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đât từ hàng triệu năm nay. Xét về hình thức, nhân loại được phân chia dưới nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, giai cấp, dân tộc, v.v… song nhân loại vẫn là một chỉnh thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất ấy là bản chất người của từng cá thể và của cộng đồng đồng, bản chất đó quy định lợi ích chung của cả cộng đồng.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định hình thành một quan hệ giai cấp nhất định, quan hệ đó mang tính tất yếu. Triết học duy vật biện chứng về lịch sử khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Trong khi khẳng định xã hội có giai cấp, tư tưởng xã hội mang tính giai cấp, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận những giá trị toàn nhân loại mang tính vĩnh cửu. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích của loài người. Trong khi thực hiện nhiệm vụ giai cấp và dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất coi trọng và góp phần tích cực về việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Đó là vấn đề môi trường sinh thái, dân tộc, chiến tranh và hòa bình, v.v… Chúng ta chủ trương hợp tác chặt chẽ với các dân tộc, các lực lượng xã hội có thiện chí trên thế giới để cùng nhau phấn đấu cho tương lai tốt đẹp của nhân loại.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức