Nguyên tắc phát triển (Quan điểm phát triển)
Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển (quan điểm phát triển). Vì sao trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát triển? Hãy vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Nội Dung
1. Nguyên tắc phát triển
a. Khái niệm
Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển; phát triển vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt đi theo đường xoáy ốc, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
Bạn đang xem: Nguyên tắc phát triển (Quan điểm phát triển)
Tính chất của sự phát triển. Phát triển có tính khách quan; tính phổ biến; tính kế thừa và tính đa dạng, phong phú.Các tính chất đó của sự phát triển phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đa dạng.
Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
b. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.
Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên.
“Hai quan điểm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập. Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan điểm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực.
Xem thêm : Acc Rác LOL miễn phí 2023, Tặng Nick Lmht Rác Free
Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần
c. Nội dung của nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn.
Nguyên tắc phát triển (quan điểm phát triển) yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng đó.
Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau; bởi vậy, phải phân tích cụ thể để tìm ra những hình thức hoạt động, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến v.v. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp, nhiều khi cái mới hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển không thẳng mà quanh co, phức tạp; tránh lạc quan và bi quan thái quá trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ mà phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
2. Tôn trọng nguyên tắc phát triển
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại:
- Sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức con người. Dù con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của thế giới vật chất. Tôn trọng nguyên tắc phát triển giúp các sự vật hiện tượng phát triển theo đúng quy luật của nó dần dẫn tới sự tiến bộ, tiến hóa
- Tránh được sự lạc hậu không còn phù hợp trong hoạt động nhận thức và thực tiễn tránh nguy cơ bị đào thải.
- Giúp khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Ngược lại, không tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại hậu quả sau:
- Xuất hiện những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, các sự vật hiện tượng không ngừng vận động và phát triển, nếu ta kìm hãm hoặc lở đi sự vận động phát triển đó sẽ trợ nên lạc hậu , không còn phù hợp dẫn đến nguy cơ bị đào thải.
- Nếu không tôn trong nguyên tắc phát triển mà cố gắng tác động vào quá trình phát triển tự nhiên của nó sẽ gậy ra những tác dụng ngược, những hậu quả không đáng có, mang lại những kết quả không như mong muốn.
3. Vận dụng
Vận dụng nguyên tắc phát triển trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay
a. Vận dụng của Đảng
Phát triển hình thái xã hội với mục đích cao nhất là trở thành một nước XHCN, cũng giống như tất cả các
Xem thêm : Nhân loại học là gì?
nước trên thế giới, Việt Nam đã dần phát triển, trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp nhất là “công xã nguyên thủy” đến các hình thái cao hơn như “chiếm hữu nô lệ”, “phong kiến”, và hiên tại mục tiêu của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng đạt được sự tiến bộ, đạt được những mục tiêu đề ra, ngày càng rút ngắn khoản cách với các nước khác trên thế giới.
Phát triển nền kinh tế bao cấp (những năm chiến tranh) thành nền kinh tế thị trường, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta bắt đầu xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ,váo thời điểm này mô hình này đã quy tựu những điểm tích cực của nó, biến Việt Nam từ một nền kinh tế lạc hậu, phân tán nay đã tập trung lại để ổn định và phát triển kinh tế. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung như cũ, kìm hãm sự phát triển của những cái mới tốt hơn đến năm 1986 cơ chế này vẫn chưa được xóa bỏ, cho đến khi văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VI được ban hành nước ta mới bắt đầu nhận ra sự quan trọng của phát triển và dần hình thành nền kinh tế thị trường cho đến nay.
Phát triển về nhận thức tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước chúng ta đã có một sự lạc hậu về nhận thức trong thời kỳ quá độ, đặc biệt là bệnh chủ quan, duy ý chí , lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, đến Đại hội VII Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tìm tòi, xây dựng đường lối, xây dựng mục tiêu và phương hướng XHCN, Đảng nhận định cần xóa bỏ ngay nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Hiện nay, tư tưởng của Đảng ta là xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Qua đó, ta có thể thấy, nhận thức về tư tưởng, lý luận của Đảng ta có những thay đổi, chuyển biến theo các giai đoạn, và hoản cảnh khác nhau, tôn trọng nguyên tắc phát triển.
b. Đề xuất vận dụng cho công cuộc đổi mới đất nước
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, luôn coi trọng và bảo vệ cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển. Ngoài ra phải mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước.
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cuối cùng là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.
Trong quá trình thực hiện đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, qua mỗi giai đoạn có sự tổng kết đúc rút kinh nghiệm, từ đó đề ra những cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện.
Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển như tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; Bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đinh, bào vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
Xem thêm: Nguyên tắc toàn diện | Nguyên tắc lịch sử – cụ thể
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức