Giá trị sản xuất (G.O – Gross Output) là gì? Phương pháp tính
Nội Dung
Giá trị sản xuất (G.O – Gross Output) là gì?
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm. Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành: C + V + M
Trong đó:
Bạn đang xem: Giá trị sản xuất (G.O – Gross Output) là gì? Phương pháp tính
- C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:
- C1: khấu hao tài sản cố định
- C2: chi phí trung gian (C2)
- V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tính chất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội (chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người lao động, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả).
- M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản:
- Thuế sản xuất
- Lãi trả tiền vay ngân hàng (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC) và phần thu trên vốn (đối với các doanh nghiệp nhà nước)
- Mua bảo hiểm nhà nước (không kể bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp + Phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Lưu ý: Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V, M.
- Chỉ được tính kết quả do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ.
- Được tính toàn bộ kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo (kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ).
- Được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.
- Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau.
Sau đây là nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất của một số ngành cơ bản trong nền kinh tế:
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp
Khái niệm: Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Bộ phận cấu thành: Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm:
- Giá trị thành phẩm.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài.
- Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.
- Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
- Giá trị chênh lệch số dư cuối kỳ so với số dư đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang.
Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp:
- Tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là lấy đơn vị hạch toán độc lập cuối cùng làm đơn vị để tính toán.
- Chỉ được tính kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn vị hạch toán độc lập. Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ tính 1 lần, không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp và không tính những sản phẩm mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm tại doanh nghiệp.
Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp:
Phương pháp1:
GO = YT1 +YT2 + YT3 + YT4 + YT5
Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, bao gồm:
- Giá trị thành phẩm là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và của khách hàng đem đến để gia công. Những sản phẩm này phải hoàn thành tất cả các giai đoạn sản xuất trong doanh nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng qui định đã được nhập kho thành phẩm hay bán ra ngoài.
- Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế không tiếp tục chế biến tại doanh nghiệp được bán ra ngoài hay cung cấp cho những bộ phận không sản xuất công nghiệp.
- Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ.
- Ngoài ra đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá . . . thì tính theo sản lượng thương phẩm (hoặc sản lượng thực tế đã tiêu thụ).
Lưu ý: đối với giá trị thành phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng chỉ tính phần chênh lệch giữa giá trị thành phẩm và giá trị NVL khách hàng đem đến.
Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài (hay còn gọi giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp).
- Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nhằm khôi phục hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, không làm thay đổi giá trị ban đầu của sản phẩm.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài, hoặc các bộ phận khác không phải là hoạt động sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp.
Yếu tố 3: Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm:
- Phụ phẩm là sản phẩm được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ như sản xuất đường thì sản phẩm chính là đường, phụ phẩm là rỉ đường (nước mật).
- Thứ phẩm là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, không được nhập kho thành phẩm
- Phế phẩm là sản phẩm sản xuất ra hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được.
- Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất
Yếu tố 4: Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp
- Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê, (không phân biệt có công nhân hay không có công nhân vận hành đi theo).
- Yếu tố này thường không có giá cố định, nên thống kê dựa vào doanh thu thực tế thu được của hoạt động này trong kỳ để tính vào yếu tố 4.
Xem thêm : Tuyên bố Tầm nhìn và Sứ mệnh
Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
Trong thực tế sản xuất yếu tố 5 ở phần lớn các ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi việc tính toán yếu tố này lại phức tạp, bởi vậy thống kê qui định yếu tố 5 chỉ tính đối với ngành cơ khí, chế tạo máy có chu kỳ sản xuất dài.
Phương pháp 2:
GO = ∑Pq
Trong dó:
- P: đơn giá cố định từng loại sản phẩm
- q: khối lượng sản phẩm sản xuất từng loại
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Khái niệm: Giá trị sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, (thuờng tính theo mùa, vụ, năm).
Nguyên tắc tính giá trị sản xuất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp tổng mức chu chuyển, vì vậy được tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng như được tính trùng nội bộ ngành.
- Giá thực tế để tính giá trị sản xuất nông nghiệp là giá của người sản xuất bán sản phẩm (giá bán bình quân)
Trong đó:
Bạn đang xem: Giá trị sản xuất (G.O – Gross Output) là gì? Phương pháp tính
- P: Đơn giá bình quân của người sản xuất
- qn: số lượng sản phẩm nông nghiệp
- P: giá bán theo giá thị trường (giá hiện hành)
- Put: đơn giá ước tính theo giá thị trường.
Phương pháp tính giá trị sản xuất nông nghiệp
GTSXNN = GTTT + GTCN + GTHĐDVNN
Trong đó:
Bạn đang xem: Giá trị sản xuất (G.O – Gross Output) là gì? Phương pháp tính
- GTSXNN: Giá trị sản xuất nông nghiệp
- GTTT: Giá trị trồng trọt
- GTCN: Giá trị chăn nuôi
- GTHĐDVNN: Giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp
Giá trị sản phẩm trồng trọt: bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị của sản phẩm phụ của các loại cây trồng như các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu, vườn hoa cây cảnh…
Giá trị sản phẩm chăn nuôi, gồm có:
- Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm (không bao gồm súc vật là tài sản cố định).
- Giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không phải thông qua việc giết thịt súc vật (sữa, trứng, lông cừu, mật ..).
- Giá trị các sản phẩm săn bắt, đánh bẫy, thuần dưỡng thú và các loại dịch vụ có liên
- Giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thực tế có thu hoạch và sử dụng.
Giá trị các hoạt động dịch vụ phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi trong doanh nghiệp và làm thuê cho bên ngoài như dịch vụ ươm cây giống, làm đất, tưới, tiêu, vận chuyển, phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ thú y, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng…
Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Xem thêm : Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm và Khuyết tật
Khái niệm: Giá trị sản xuất lâm nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định, (thuờng tính theo mùa, vụ, hay năm). Nguyên tắc tính: Nguyên tắc tính giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cũng như đối với ngành nông nghiệp là phương pháp tổng mức chu chuyển, cho phép tính trùng trong nội bộ ngành.
Nội dung:
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bao gồm:
- Giá trị công việc trồng mới và nuôi dưỡng rừng bao gồm cả việc chăm sóc, tu bổ, cải tạo rừng tự nhiên và rừng trồng, được tính bằng chi phí trong năm cho các công việc trên
- Giá trị công việc khai thác gỗ và lâm sản kể cả rừng trồng và rừng tự nhiên
- Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như: ươm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng, thu nhặt các sản phẩm dưới tán rừng như: nấm, măng, củi, dược liệu, …
- Giá trị các sản phẩm dịch vụ lâm nghiệp
Phương pháp tính:
GTSXLN = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm HH &DV
+ Chêch lệch sản phẩm lâm nghiệp tồn kho
+ Chênh lệch hàng lâm nghiệp gửi bán
+ Chênh lệch sản phẩm dở dang ngành LN
Giá trị sản xuất ngành thủy sản
Khái niệm: Giá trị sản xuất ngành thủy sản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động động khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên hoặc hải sản ươm và nuôi trồng cùng các hoạt động dịch vụ có liên quan khác trong một thời kỳ nhất định, (thường tính theo mùa, vụ, hay năm).
Nội dung:
Giá trị sản xuất ngành thủy sản bao gồm:
- Giá trị sản phẩm thủy sản đánh bắt, khai thác ở biển như: cá, tôm, mực, nghêu, ngọc trai…và sản phẩm đánh bắt được ở sông, ao hồ, đầm nước ngọt.
- Giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các vùng nướGiá trị các công việc sơ chế như: ướp lạnh, ướp đông, phôi khô, …để bảo quản trước khi bán
- Giá trị các công việc ươm, nhân giống thủy sản
- Chêch lệch về giá trị của các sản phẩm dở dang, bao gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động cho các công việc đã làm nhưng chưa thu hoạch được
Giá trị sản xuất thương mại
Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. Giá trị sản xuất thương mại được tính theo một trong hai phương pháp sau đây:
- Cách 1: GTSXTM= Chi phí lưu thông + Lãi + Thuế
- Cách 2: GTSXTM= Doanh số bán ra trong kỳ – GVHB
Giá trị sản xuất ngành vận tải, kho bãi
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp hoạt động giao thông vận tải gồm
- Doanh thu về vận chuyển bốc xếp hàng hoá.
- Doanh thu về vận chuyển hành khách, hành lý.
- Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê bến bãi, kho chứa hàng và phương tiện bảo quản hàng hoá. Doanh thu về quản lý, cảng vụ, sân bay, bến bãi.
- Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu, dẫn dắt tàu thuyền, hướng dẫn đường
- Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến vận chuyển, bốc xếp hàng hoá như: tiền lưu kho, lưu bãi, tiền phạt bồi thường vi phạm hợp đồng…
- Doanh thu bưu chính và chuyển phát
- Doanh thu về SXKD phụ của các đơn vị vận tải không đủ cơ sở và thông tin để bóc tách chia vào các ngành thích hợp khác (có giá trị <15% giá trị của hoạt động SX chính)
Giá trị sản xuất của hoạt động vận tải kho bãi được tính theo công thức sau đây: Giá trị sản xuất hoạt động GTVT = Doanh thu về vận chuyển, bốc xếp hàng hóa + Doanh thu vận chuyển hành khách + Doanh thu về cho thuê phương tiện và tiền nhận được do phạt vi phạm hợp đồng
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp hoạt động khách sạn, nhà hàng
Giá trị sản xuất ngành khách sạn, nhà hàng bao gồm toàn bộ giá trị về dịch vụ cho thuê buồng, phòng và hoạt động kinh doanh ăn uống trong một thời kỳ nhất định. Đước tính theo công thức sau đây:
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp