Confidential information là gì?

0

Ngày nay, con người có thể biết được các vấn đề xảy ra trong xã hội nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng kéo theo một loạt các hệ lụy như thông tin giả (fake news), rò rỉ thông tin trong đó có confidential information.

Vậy confidential information là gì? Sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên của Quý vị qua bài viết dưới đây.

Confidential information là gì?

Confidential information là thông tin mật.

Mặc dù thông tin mật được nhắc đến rất nhiều trong thực tiễn nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về vấn đề này. Vì vậy, các bên có thể tự định nghĩa về thuật ngữ này thông qua thỏa thuận nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin trong hợp đồng.

Các bên có thể tự thỏa thuận về confidential information như sau:

“For purposes of this Agreement, Confidential Information shall mean any information, data, document, process, technique, program, design, drawing, non-published copyrighted and trademark materials, technology, know-how, technical solutions, trade secrets, research, pricing, work in process, marketing, servicing, financing or personnel matter relating to the Disclosing Party, the Disclosing Parties’ business and/or the Disclosing Party’s business contacts, opportunities or plans. Confidential Information includes but is not limited to information concerning the provision or supply of steel and/or Portland cement.”

Điều này có nghĩa là: “Đối với các mục đích của Thỏa thuận này, Thông tin bí mật có nghĩa là bất kỳ thông tin, dữ liệu, tài liệu, quy trình, kỹ thuật, chương trình, thiết kế, bản vẽ, tài liệu có bản quyền và nhãn hiệu chưa được công bố, công nghệ, bí quyết, giải pháp kỹ thuật, bí mật kinh doanh, nghiên cứu, định giá, công việc trong quá trình, tiếp thị, dịch vụ, tài chính hoặc vấn đề nhân sự liên quan đến Bên tiết lộ, hoạt động kinh doanh của Bên tiết lộ và / hoặc các mối liên hệ, cơ hội hoặc kế hoạch kinh doanh của Bên tiết lộ”.

confidential information la gi 1 0

Một số loại thông tin được coi là confidential information

Ở nội dung trên đã giải thích được khái niệm confidential information là gì?phần này sẽ nêu một số loại thông tin được coi là confidential information.

Hệ thống mạng xã hội, truyền thông ngày càng phát triển kéo theo sự đa dạng các nguồn thông tin nhưng không phải thông tin nào cũng được coi là thông tin mật. Thông thường, dựa vào hợp đồng và pháp luật của các quốc gia trên thế giới, chỉ có những loại thông tin dưới đây được coi là thông tin mật.

– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

VD: công thức của sản phẩm, các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cách thức vận hành công ty,…

Đây được coi là “xương sống” của một doanh nghiệp vì nó đem lại lợi thế tuyệt đối cho thương nhân trong cạnh tranh thương mại. Vì vậy, nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động kinh doanh của công ty đó trên thị trường.

Ngoài ra, mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Thực tế, doanh nghiệp có thể bảo mật bí mật kinh doanh theo cơ chế tự bảo hộ hoặc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một bí mật kinh doanh sẽ được pháp luật bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

+ Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

– Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia: đây là những thông tin đặc biệt quan trọng, nếu bị xâm phạm có thể gây ảnh hưởng lớn đến chính trị-an ninh quốc gia, trật tự-an toàn xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật an ninh mạng 2018 thì hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:

+ Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;

+ Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;

+ Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;

+ Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;

+ Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;

+ Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;

+ Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;

+ Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

– Các thông tin về nhân thân của cá nhân: vì đây là các thông tin gắn liền với quyền nhân thân của mỗi cá nhân cũng như giúp cơ quan nhà nước có thể kiểm soát, quản lý công dân nên những thông tin này cũng cần được bảo mật.

Thực tế thông tin về nhân thân thường là các thông tin về giấy tờ tùy thân; địa chỉ thường trú, cư trú; số điện thoại liên lạc,…

Về cơ bản, mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ các thông tin về nhân thân của mình, trừ trường hợp cần thiết phải công khai hoặc theo quy định của pháp luật.

– Các nội dung trong hợp đồng: do hợp đồng là sự thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên về một đối tượng cụ thể nên pháp luật nhiều nước, trong đó có VIệt Nam cũng quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin đối với các thông tin có trong hợp đồng.

Thương nhân phải làm gì để có thể bảo vệ được thông tin mật trong hợp đồng?

Các bên có thể bảo mật thông tin trong hợp đồng bằng việc quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin của hợp đồng như sau:

“Bên nhận thông tin có nghĩa vụ duy trì tính bí mật của tất cả thông tin trong hợp đồng và không được tiết lộ bất kỳ hoặc tất cả thông tin bí mật nhận được từ bên tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào”.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Confidential information là gì?để quý độc giả có thể nắm được đầy đủ và chi tiết hơn.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.