Dashboard là gì? Thế nào là Dashboard? Định nghĩa Dashboard

0

Dashboard là gì? Thế nào là Dashboard? Định nghĩa Dashboard

Dashboard với chúng ta có lẽ không phải là điều gì đó mới lạ. Là một phần không thể thiếu để làm nên những bản đánh giá kinh doanh chất lượng mà lại bao quát được toàn bộ vấn đề. Nhưng để hiểu ý nghĩa của nó và trình bày nó ra sao mới là điều chúng ta cần quan tâm. Vậy Dashboard là gì? Thế nào là Dashboard? Định nghĩa về Dashboard?

1. Dashboard là gì?

Dashboard có thể được hiểu là một bảng điều khiển kỹ thuật số (digital control), hay một giao diện số được dùng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của toàn bộ tổ chức. Trong dashboard không chỉ cung cấp các dữ liệu chuyên sâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn đưa ra một cái nhìn tổng quát về năng suất của từng bộ phận, các xu hướng, các hoạt động, các chỉ số KPI (Key Performance Indicator – hay còn gọi là chỉ số đánh giá thực hiện công việc).

Một Dashboard thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một năm

Ví dụ về một Dashboard thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một năm

Dashboard đưa ra cách nhìn một cách tổng quan về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của tổ chức sao cho việc trình bày phải dễ hiểu và toàn diện chỉ trong trang báo cáo. Phần giải thích dù ngắn gọn nhưng phải bao hàm toàn bộ vấn đề cần thiết, bao gồm các thước đo mỗi hạng mục và một vài từ khóa quan trọng. Với báo cáo linh hoạt tùy biến, nhà quản lý có thể thấy được các thước đo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp mình bằng hình ảnh đồ thị đa chiều, việc gom các báo cáo vào mục những tính năng thường xuyên được sử dụng cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

2. Thế nào là Dashboard? Nó có gì khác so với báo cáo truyền thống?

Dashboard thường được lập ra bởi các nhà phân tích kinh tế chuyên nghiệp. Nó phải bao hàm tất cả nội dung mà người lập muốn trình bày. Các vấn đề được tổng hợp từ các báo cáo nhỏ (Report) thu thập trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy trong 1 Dashboard có rất nhiều Báo cáo (Report) trong đó. Để tránh hiểu nhầm giữa hai định nghĩa ReportDashboard, ta cần biết DashboardBảng thông tin tổng hợp kết hợp nhiều Báo cáo (Report) trên một màn hình hiển thị, giúp cho người xem có cái nhìn tổng quát và nhanh chóng nhiều thông tin quản trị khác nhau. Còn Báo cáo (Report) đơn giản là những báo cáo quản trị thể hiện các số liệu ở nhiều nội dung và góc độ khác nhau tùy theo nhu cầu của người quản lý.

3. Định nghĩa trong Dashboard và những ưu điểm mà Dashboard đem lại.

Dashboard là một phần không thể thiếu trong Hệ thống Báo cáo quản trị thông minh (Business Intelligent – BI). Với Dashboard, các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình của doanh nghiệp mình. Đồng thời họ có thể đưa ra những dự đoán về ngắn hạn hay dài hạn dựa vào Dashboard. Bởi nó yêu cầu sự khái quát tổng thể nên người làm Dashboard phải hết sức tỉ mỉ cẩn trọng khi lựa chọn số liệu sao cho khi trình bày phải ngắn gọn nhưng bao hàm tất cả vấn đề được nêu trong báo cáo đó. So với báo cáo bình thường, Dashboard có phần trội hơn bởi ý nghĩa và các thông tin nó thể hiện trong đó. Nó thường bao gồm các báo cáo nhỏ như hoạt động của doanh nghiệp: tài chính, kinh doanh, nhân sự.. cho đến những số liệu thống kê được ghi chép qua các năm để lấy làm thông tin cho việc dự đoán kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh thì trong thời công nghệ số, Bảng phân tích số hóa (Digital Dashboard) còn quan trọng đối với những bạn làm trong lĩnh vực MMO (Make Money Online). Với hệ thống phân tích và báo cáo của Google (Google Analytics) giúp cho các nhà quản trị website thống kê được số lượng người dùng và tốc độ phát triển của website qua từng giai đoạn.

Một báo cáo số (Digital Dashboard) trên Google Analytics

Ví dụ về một báo cáo số (Digital Dashboard) trên Google Analytics

Những ưu điểm của hệ thống Dashboard:

– Trực quan và sinh động vì chủ yếu bao gồm các biểu đồ, đồ thị và hình ảnh giúp cho các nhà phân tích có thể tìm ra vấn đề một cách nhanh chóng.

– Giảm áp lực cho người trình bày khi đọc vì báo cáo chỉ tóm gọn trong một màn hình trình chiếu hoặc một trang giấy.

– Trình bày thông tin mang tính hỗ trợ đưa ra hành động, quyết định.

– Linh hoạt, dễ dàng cho phép người dùng tương tác để lựa chọn các phương án hoặc chỉ tiêu khác nhau từ tổng quan đến chi tiết một cách nhanh chóng và kịp thời cho việc đưa ra quyết định.

– Tiết kiệm thời gian lập và trình bày báo cáo vì tính tự động hóa của Dashboard qua việc tạo lập nó trên những form mẫu có sẵn trên máy tính.

Tổng kết

Với những kiến thức về Dashboard kể trên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về Dashboard, hiểu cách hoạt động cũng như những kiến thức cơ bản về Dashboard mà bạn đọc cần nắm. Chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc đầy hứng khởi!

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.