Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu là gì? Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu.
Nội Dung
Khái niệm quy trình nghiên cứu
Theo Kumar (2005), Quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic. Trong khái niệm này, quy trình nghiên cứu bao gồm một chuỗi các bước tư duy và vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành, khởi đầu từ đặt vấn đề cho đến khi tìm ra câu trả lời. Các bước trong quy trình nghiên cứu phải theo một trình tự nhất định.
Bạn đang xem: Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu
Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu
1. Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu
a. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đây là bước khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nếu không xác định đúng đề tài nghiên cứu sẽ khó thực hiện được. Để xác định vấn đề nghiên cứu ta cần làm rõ từng bước sau:
- Bước 1. Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu.
- Bước 2. Xác định loại vấn đề nghiên cứu.
- Bước 3. Xác định sự cần thiết của nghiên cứu.
- Bước 4. Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu.
- Bước 5. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, chuyên gia trong lĩnh vực này.
- Bước 6. Thỏa mãn sự ưu thích, đam mê và sở trường của người nghiên cứu.
Ví dụ 1. Xác định vấn đề nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.
Để có thể thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp ở TPHCM ta cần tìm hiểu yếu tố môi trường đầu tư nào tác động đến khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, từ đó tìm giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào khu công nghiệp TPHCM.
b. Mô tả vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu cần được mô tả làm rõ ràng các bước sau:
- Bước 1. Mục tiêu nghiên cứu
- Bước 2. Câu hỏi nghiên cứu
- Bước 3. Đối tượng nghiên cứu
- Bước 4. Phạm vi nghiên cứu
- Bước 5. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu.
Ví dụ 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng các khu công nghiệp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xác định các yếu cố ảnh hưởng thu hút FDI trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI vào khu công nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng các khu công nghiệp về thu hút FDI
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào khu công nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI vào các khu công nghiệp.
Ví dụ 3. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố môi trường đầu tư của các KCN là gì?
- Những yếu tố nào làm thỏa mãn nhà đầu tư đang đầu tư và sẽ đầu tư tại đây?
- Mức độ tác động của các yếu tố môi trường đầu tư đến sự thỏa mãn của nhà đẩu tư như thế nào?
Ví dụ 4. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.
Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết thực trạng của môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Đánh giá các nguồn lực cho phát triển – điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và các KCN; môi trường đầu tư và thực trạng đầu tư vào các KCN; mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hài lòng của nhà đầu tư về môi trường đầu tư ở các KCN và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư vào các KCN.
Không gian: Các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Thời gian: Dữ liệu thu thập của 5 năm gần đây (2010 -2014) và dữ liệu do tác giả tiến hành thu thập trong năm 2014.
2. Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao hàm các khái niệm, lý thuyết kinh tế học, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan:
a. Các khái niệm
Trong giai đoạn tìm hiểu về cơ sở lý thuyết, cần nêu rõ một số khái niệm trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tất cả các khái niệm được đề cập phải có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục “tài liệu tham khảo” của đề cương nghiên cứu.
b. Các lý thuyết kinh tế học và các công trình nghiên cứu thực nghiệm
Các lý thuyết kinh tế học là những kết quả nghiên cứu đã được công nhận trong giới học thuật trên phạm vi toàn cầu, trong khi các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ cho kết quả nghiên cứu riêng lẻ trong từng quốc gia, hay từng vùng, từng địa phương trong một quốc gia. Tất cả các lý thuyết được đề cập phải có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục “tài liệu tham khảo” của đề cương nghiên cứu.
3. Xây dựng khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu
Xem thêm : Nguyên tắc lịch sử – cụ thể
a. Khung phân tích của nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn địa phương, tác giả hình thành khung phân tích cho đề tài nghiên cứu của mình. Khung phân tích này cho thấy tác giả đã am tường các lý thuyết liên quan, kế thừa kết quả từ các nghiên cứu liên quan trước đây và cũng thể hiện được điểm mới trong nghiên cứu của mình.
b. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là phát biểu về mối liên hệ giữa các biến, nhà nghiên cứu sẽ kiểm định giả thuyết này trong quá trình nghiên cứu. Dựa trên các lý thuyết kinh tế học và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả hình thành quan hệ giữa biến đôc lập và biến phụ thuộc, tương quan cùng chiều hay ngược chiều.
4. Viết đề cương nghiên cứu
a. Khái niệm
Đề cương nghiên cứu là một báo cáo trình bày toàn bộ các bước nghiên cứu từ vấn đề đặt ra đến tiến độ thực nghiệm nghiên cứu.
b. Nội dung của đề cương nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có một quy định thống nhất nào về nội dung đề cương nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng trường đại học, từng quốc gia nước khác nhau có một vài điểm giống nhau như sau:
1. Giới thiệu (mở đầu) 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 1.5. Phạm vi nghiên cứu 1.6. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu |
2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm 2.2. Lý thuyết liên quan 2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài nghiên cứu |
3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Khung phân tích của nghiên cứu 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu |
4. Phương pháp nghiên cứu (thiết kế nghiên cứu) 4.1. Phương pháp chọn mẫu 4.2. Dữ liệu thu thập 4.3. Công cụ phân tích dữ liệu |
5. Kết cấu của đề tài 6. Tiến độ thực hiện 7. Tài liệu tham khảo |
Xem thêm : Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Bảng Nội dung cơ bản của đề cương nghiên cứu.
Xem thêm: Hướng dẫn viết Đề cương nghiên cứu khoa học và Báo cáo nghiên cứu
5. Thiết kế nghiên cứu
a. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu bao gồm các nội dung như sau:
+) Khái niệm mẫu
+) Lý do chọn mẫu
+) Một số định nghĩa về mẫu
+) Xác định quy mô mẫu
+) Phương pháp và hình thức chọn mẫu
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
Có hai loại dữ liệu chính để thu thập
+) Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
+) Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
6. Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết
a. Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, ta cần tiến hành phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa
+) Phân tích mô tả: Sử dụng thống kê mô tả để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát.
+) Kiểm định sự khác biệt giữa hai tham số trung bình: Sử dụng các kiểm định như kiểm định t đối với mẫu đôc lập, kiểm định Chi – bình phương, kiểm định phương sai một yếu tố để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình có ý nghĩa.
+) Kiểm định chất lượng thang đo: Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng.
+) Phân tích nhân tố khám phá: Sử dụng kiểm định KMO, Bartlett, và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.
+) Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng các kiểm định các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
b. Kiểm định giả thuyết: Sau khi có kết quả của việc phân tích dữ liệu, ta cần tiến hành kiểm định các giả thuyết đưa ra ban đầu. Có thể kết quả phân tích cho biết dữ liệu là phù hợp nhưng có thể khác với giả thuyết ban đầu. Trong trường hợp khác với giả thuyết ban đầu, ta cần điều chỉnh lại giả thuyết.
7. Giải thích kết quả và viết báo cáo
+) Rút ra được những phát hiện nào, kết luận nào từ kết quả?
+) Kết quả phân tích có phù hợp với lý thuyết và thực tiễn hay không?
+) Kết quả có gì mới hay không?
+) Có thể đề xuất gì hay không?
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức