Ô nhiễm môi trường nước biển là gì?
Nội Dung
1. Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên nhân khác nhau tác động nên. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sinh hóa của nước biển. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực mà còn gây hại cho sức khỏe con người và gây hại cho những động vật sinh sống ở biển.
Khi nước biển bị ô nhiễm, đồng thời làm cho những sinh vật sinh sống dưới biển cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Điều này cũng kéo theo hệ sinh thái biển, cảnh quan biển có những ảnh hưởng tiêu cực cùng với những hậu quả nặng nề.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam
Theo báo cáo, hiện Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nước có tình trạng ô nhiễm rác thải biển cao trên thế giới. Trong đó, tình trạng rác thải nhựa chiếm tỷ trọng cao, một số khu vực ven biển và cửa sông xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu. Một số rừng ngập mặn bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều rác thải nilon.
Tình trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu, chủ yếu là do các vụ tràn dầu từ tàu chở dầu gây ra. Tính từ năm 1987 đến nay, Việt Nam có đến hơn 90 vụ tràn dầu gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên biển. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế biển, kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đó, tại các vùng biển quần đảo Trường Sa và các khu vực biển có tuyến hàng hải quốc tế, qua ảnh chụp vệ tinh cho thấy tại những khu vực đó hàm lượng dầu trong nước chiếm tỷ lệ cao. Xuất hiện nhiều vệt dầu loang trên các tuyến hàng hải quốc tế dọc theo hải phận của Việt Nam.
Trong đó, một số những tai nạn gây tràn dầu ô nhiễm môi trường biển nổi bật như:
Tháng 9 – 2001, tàu Formosa (Liberia) đâm vào tàu Petrolimex 01 (Việt Nam) đã làm tràn 1000 lít dầu, gây nên ô nhiễm môi trường biển tại vịnh Gành Rỏi thuộc Vũng Tàu.
Năm 2003, tàu Hồng Anh của Việt Nam trên đường từ Cát Lái đi đến Vũng Tàu chở 600 tấn dầu bị sóng đánh chìm gây tràn dầu làm ô nhiễm vùng biển Cần Giờ.
Năm 2007, ở vùng biển Tuy An thuộc Phú Yên, tàu New Oriental bị đắm tạo ra dầu loang trên biển lên đến 25ha.
Năm 2017, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, 9 tàu chở hàng va đập và chìm khiến tình trạng dầu loang rộng trên vùng biển Quy Nhơn.
Có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam chủ yếu là tràn dầu, rác thải nhựa, rác thải nilon.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường biển gồm nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ con người.
3.1. Nguyên nhân tự nhiên
Do ảnh hưởng bởi sự phun trào nham thạch của núi lửa ở dưới lòng biển. Điều này khiến cho các sinh vật dưới biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chết hàng loạt và các hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng. Do đó, dẫn tới nguồn nước bị biến đổi và gây ô nhiễm môi trường biển.
Xem thêm : Hướng dẫn viết Đề cương nghiên cứu khoa học và Báo cáo nghiên cứu
Do sự bào mòn và sự sạt lở của đồi núi
Sự phun trào của núi lửa, làm cho khói bụi có những khí hại bốc lên cao tạo thành mưa rơi xuống mặt đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.
Do triều cường dâng cao và sâu từ đó gây ô nhiễm cho các dòng sông.
Hòa tan nhiều chất muối khoáng trong tự nhiên có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…
3.2. Nguyên nhân từ con người
Do hoạt động đánh bắt thủy sản không hợp lý, do sử dụng chất nổ, điện và các chất độc hại để đánh bắt khiến cho các sinh vật biển chết hàng loạt, dẫn đến biến đổi tính chất của nước và khiến cho một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Các vùng nước lợ, rặng san hô và rừng ngập mặn không được bảo toàn tốt, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp từ các khu đô thị, khu công nghiệp, các nhà máy không được xử lý sạch rồi đổ thẳng ra sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu gây ra, do sự khai thác và nhu cầu sử dụng cao dẫn đến một lượng lớn dầu bị rò rỉ ra bên ngoài môi trường biển, dầu tràn từ các hoạt động tàu thuyền, chìm đắm tàu chở dầu, do sự cố từ lỗ khoan thăm dò khai thác dầu.
Do hành động vứt, xả rác sinh hoạt bừa bãi ra sông, biển.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức