Phong trào dân tộc ở Inđônêxia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, xã hội Inđônêxia có nhiều biến đổi. Việc đầu tư bóc lột của tư bản đế quốc ngày càng mạnh mẽ, về khách quan đã tạo nên những tiền đề xã hội cho giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ra đời, ý thức dân tộc phát triển. Phong trào đấu tranh của nông dân với sự phát triển của chính sách kinh doanh đồn điền của bọn đế quốc đã mang theo mầu sắc đấu tranh dân chủ, đòi cải thiện đời sống.
Đặc biệt phản ánh rõ nhất trình độ đấu tranh của nông dân Inđônêxia là phong trào nông dân do Samin lãnh đạo vào khoảng năm 1890. Samin không thừa nhận nền thống trị của Hà Lan, cổ động nhân dân, chủ yếu là nông dân, chống lại những thứ thuế vô lý của bọn thực dân. Học thuyết của ông là sẽ xây dựng một đất nước mọi người có việc làm, mọi người đều được hưởng hạnh phúc. Trong xã hội lý tưởng đó, đơn vị của xã hội là công xã nông thôn, của cải mọi người làm ra đều hưởng chung, ruộng đất là của chung. Tư tưởng của Samin thể hiện chủ nghĩa bình quân, xuất hiện với tư cách đối lập chế độ xã hội bất công, nên được quần chúng nông dân tán đồng. Trong lúc những trào lưu tiến bộ hơn chưa thể xuất hiện, thì chính tư tưởng này đã gây tác dụng tích cực nhất định. Nó là vũ khí tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng nông dân chống lại ách áp bức bóc lột bất công. Nó đòi hỏi mở đường cho sản xuất xã hội phát triển.
Bạn đang xem: Phong trào dân tộc ở Inđônêxia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nhưng thực tiễn đã phá vỡ sự không tưởng của Samin. Nhất là từ sau năm 1905, trước làn sóng cách mạng dân chủ thức tỉnh nhiều dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, phong trào cách mạng của nhân dân Inđônêxia nói chung và phong trào đấu tranh của nông dân nói riêng đều có nhiều nét mới. Những biện pháp đấu tranh mạnh mẽ hơn đã xuất hiện, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Chính bản thân Samin cũng bị lôi cuốn vào phong trào đó. Đế quốc Hà Lan phải tốn nhiều công sức mới trấn áp được phong trào này. Samin cùng các đồng chí của ông bị bắt đi đày.
Trong giai đoạn này, một hiện tượng mới có tầm quan trọng hơn là do sự phát triển của công nghiệp ở Inđônêxia, một giai cấp mới đã ra đời: giai cấp vô sản Inđônêxia. Giai cấp vô sản Inđônêxia cũng như hầu hết giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa châu Á đều ra đời sớm hơn so với giai cấp tư sản dân tộc. Công nhân Inđônêxia đứng về mặt dân tộc là kẻ bị nô dịch, đứng về mặt giai cấp là kẻ bị tư bản bóc lột, đồng thời còn bị giai cấp phong kiến áp bức. Chính vì lý do trên, giai cấp vô sản Inđônêxia đã có một lịch sử đấu tranh rất sớm và rất anh dũng. Cùng với sự thức tỉnh của dân tộc, chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng dân chủ và vô sản trên thế giới, ý thức giác ngộ giai cấp và giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân Inđônêxia bắt đầu phát triển.
Năm 1905, Hiệp hội công nhân đường sắt thành lập.
Xem thêm : Quan điểm “vô vi” của Lão Tử về đạo đức, nhân sinh, chính trị xã hội
Năm 1908, Hiệp hội công nhân xe lửa (S.S.B) thành lập.
Phong trào công nhân Inđônêxia ngày càng phát triển nhất là khi tư tưởng cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác theo công nhân và thủy thủ trên những chuyến tàu của tư bản Hà Lan truyền vào Inđônêxia.
Tháng 12-1914 “Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia thành lập ở Sêmarang do một số trí thức giác ngộ người Hà Lan và Inđônêxia lãnh đạo. Tổ chức này tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. Nó là cơ sở để Đảng Cộng sản Inđônêxia ra đời năm 1920. Giai cấp công nhân lúc này có chừng 6 triệu và trong đó, 50 vạn là công nhân công nghiệp hiện đại, 316.200 công nhân vận chuyển.
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn đến phong trào công nhân và phong trào dân tộc Inđônêxia. Những tổ chức quần chúng công nhân lan rộng khắp nơi. Tháng 5 năm 1920 “Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia” đổi thành “Đảng Cộng sản Inđônêxia”. Tháng 12 năm đó, Đảng cộng sản Inđônêxia gia nhập Quốc tế cộng sản.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Inđônêxia đánh dấu một bước trưởng thành mới của giai cấp công nhân Inđônêxia nói riêng và phong trào dân tộc Inđônêxia nói chung. Đảng Cộng sản Inđônêxia ra đời và những hoạt động cách mạng của nó đã tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc,
Xem thêm : Tài khoản CH Play miễn phí 2023, Acc Google Play Free
Giai cấp công nhân ra đời không lâu thì giai cấp tư sản dân tộc Inđônêxia cũng thành hình. Hoạt động của giai cấp tư sản dân tộc Inđônêxia chủ yếu là truyền bá tư tưởng dân chủ, lay động tinh thần dân tộc, góp phần thức tỉnh dân tộc. Tầng lớp trí thức tiếp thu văn hóa, và tư tưởng dân chủ tư sản Âu châu đóng vai trò tích cực nhất định trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
Năm 1908, tổ chức Budi Utômô (Lương tri xã) thành lập ở Giava. Đây là tổ chức của trí thức, chủ yếu là đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt xã hội, đòi phát triển văn hóa. Tác động của tổ chức này không thật sâu rộng lắm.
Năm 1909, “Hiệp hội sinh viên Ấn” do sinh viên Inđônêxia theo học ở Hà Lan tổ chức, năm 1922 đổi tên là “ Hiệp hội sinh viên Inđônêxia” (Indonesische Verenigning). Ban đầu tiến hành truyền bá tư tưởng dân chủ, dần dần phát triển thành một tổ chức chính trị rõ rệt, đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
Năm 1911 “Hội thương nhân Hồi giáo” thành lập với mục đích đấu tranh bảo vệ quyền lợi thương nhân. Cơ sở quần chúng của Hội khá rộng rãi, bao gồm thị dân, nông dân và hàng vạn công nhân tham gia. Tác động đấu tranh của Hội khá lớn, nhưng vì thành phần phức tạp, nội bộ chia thành bè phái, nên tự nó bị suy yếu đi nhiều. Phải đến khi thành lập Đảng dân tộc Inđônêxia (1927) thì giai cấp tư sản dân tộc mới thực sự đóng vai trò người lãnh đạo phong trào giải phóng đất nước.
Nguồn: Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Nhà xuất bản Giáo dục
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức