Thiết kế nghiên cứu là gì? Các yêu cầu chính trong TKNC
Thiết kế nghiên cứu tổng thể là gì? Những yêu cầu chính khi thiết kế nghiên cứu tổng thể.
Nội Dung
Thiết kế nghiên cứu là gì?
Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu với các chuẩn mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và nguồn lực tương ứng nhằm đạt các chuẩn mực đó. Thiết kế nghiên cứu phải gắn chặt với câu hỏi nghiên cứu và khung lý thuyết. Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Bạn đang xem: Thiết kế nghiên cứu là gì? Các yêu cầu chính trong TKNC
Thiết kế nghiên cứu có thể dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Thiết kế nghiên cứu đơn lẻ là việc sử dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể (ví dụ: khảo sát hoặc thực nghiệm). Thiết kế kết hợp là việc sử dụng nhiều hơn một phương pháp.
Vai trò của thiết kế nghiên cứu
Vai trò đảm bảo chuẩn mực nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giúp đảm bảo các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ nhất có thể.
Nói khác đi, thiết kế nghiên cứu chính là việc trả lời câu hỏi: Cần dữ liệu gì để trả lời câu hỏi một cách thuyết phục nhất?
Vai trò kế hoạch: Thiết kế nghiên cứu có vai trò giúp nhà nghiên cứu chuẩn bị nguồn lực và lên kế hoạch cho các hoạt động một cách phù hợp nhất. Khi lựa chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn chế của nghiên cứu và xác định liệu hạn chế này chấp nhận được không.
Phân biệt thiết kế nghiên cứu với đề cương báo cáo
Thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và nguồn lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết phục. Trong khi đó đề cương báo cáo chỉ đơn thuần là việc dự kiến các mục trình bày trong báo cáo. Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu, còn đề cương báo cáo quan tâm tới trình bày kết quả nghiên cứu. Thiết kế là vấn đề tư duy vì nó phải thể hiện sự gắn kết giữa mục tiêu nghiên cứu với quy trình, phương pháp, nguồn lực. Báo cáo nghiên cứu thiên về vấn đề trình bày: Cùng một nghiên cứu nhưng báo cáo có thể khác nhau tùy theo đối tượng. Trước khi tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nên xây dựng và bảo vệ thiết kế nghiên cứu. Đề cương báo cáo chỉ nên dừng ở mức độ tham khảo.
Các yêu cầu chính trong thiết kế nghiên cứu
Tính chặt chẽ
Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu và bằng chứng phù hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính chặt chẽ đòi hỏi nghiên cứu phải tìm đủ bằng chứng/dữ liễu để bác bỏ hoặc kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh” khác.
Xem thêm : Bộ máy quan liêu là gì? Đặc điểm, nguồn gốc, chức năng
Ví dụ dưới đây minh họa điều này:
Một người nghiên cứu muốn kiểm định vai trò của vốn con người tới sự thành đặt của các cá nhân. Tác giả thu thập dữ liệu và kết quả minh chứng rằng học vấn càng cao (vốn con người cao) thì sự thăng tiến trong công việc càng cao (sự thành đạt). Nghiên cứu này được mô phỏng như sau:
Sơ đồ 6.1. Mô phỏng học vấn càng cao thì càng thành đạt
Nếu nghiên cứu dừng ở đây sẽ chưa đảm bảo sự chặt chẽ vì chưa tính tới các giả thuyết “cạnh tranh”. Một trong những giả thuyết cạnh tranh có thể là Học vấn không hề ảnh hưởng tới Sự thành đạt. Chẳng qua người có học vấn cao là người có quan hệ nhiều hơn với những người thành đạt hơn. Như vậy không phải vốn con người (học vấn) mà là vốn xã hội (quan hệ) mang lại sự thành đạt. Giả thuyết này có thể được mô phỏng như sau:
Tính khái quát
Một trong những chuẩn mực của nghiên cứu khoa học là tính phổ biến của kết quả nghiên cứu. Tính khái quát hóa của nghiên cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có khả năng suy rộng. Có 3 loại tổng quát hóa cơ bản sau:
- Khái quát cho tổng thể đối tượng nghiên cứu: Kết quả từ một mẫu nghiên cứu liệu có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu hay không?
Ví dụ 1. Kết quả nghiên cứu từ một mẫu gồm 200 sinh viên đại học liệu có thể suy rộng cho tổng thể là sinh viên đại học được hay không? hoặc rộng hơn nữa, liệu có thể suy rộng cho trí thức trẻ được không? Điều này phụ thuộc rất nhiều tính đại diện của mẫu nghiên cứu, trong đó quy trình chọn mẫu và quy mô mẫu có ý nghĩa quyết định.
- Khái quát cho các bối cảnh nghiên cứu khác nhau: Kết quả nghiên cứu có thể suy rộng cho các bối cảnh khác nhau được hay không?
Ví dụ 2. Một nghiên cứu cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham nhũng ở 10 tỉnh, thành phố có thể suy rộng cho các tỉnh thành phố trong cả nước hay không? Điều này phụ thuộc vào việc 10 tỉnh, thành phố được nghiên cứu có thể đại diện cho 63 tỉnh thành phố về cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa hay không?
- Khái quát cho các thời điểm khác nhau: Liệu kết quả nghiên cứu có trường tồn theo thời gian không? Điều này phụ thuộc rất nhiều liệu thời gian cho làm thay đổi khung cảnh và làm thay đổi kết quả nghiên cứu hay không. Những nghiên cứu mang tính mô tả (ví dụ: mô tả thực trạng nền kinh tế hay giá trị văn hóa) không có tính trường tồn cao. Những nghiên cứu hướng vào mối quan hệ có tính quy luật có tính trường tồn cao hơn. Tuy nhiên, khi bối cảnh thay đổi lớn thì kết quả cũng có thể thay đổi.
Tính khả thi
Xem thêm : Sao Thủy (Mercury) là gì? Cấu trúc, vệ tinh, hình ảnh
Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Vì vậy, nếu thiết kế nghiên cứu vượt ra ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì cũng không có ý nghĩa thực thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân đối giữa hai yêu cầu trên (tính chặt chẽ và tính khái quát hóa) với nguồn lực và khả năng tiếp cận dữ liệu trong thiết kế của mình.
Giới thiệu một số thiết kế nghiên cứu
Các bước thiết kế nghiên cứu
Bước 1. Chọn đề tài nghiên cứu
Bước 2. Xác định câu hỏi nghiên cứu
Bước 3. Mô tả thiết kế nghiên cứu để thực hiện
- Cách thu thập số liệu.
- Những thông tin cần thu thập để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
- Các phương pháp đề tài sử dụng để thu thập dữ liệu.
- Ưu và nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này.
Ví dụ về một thiết kế nghiên cứu cụ thể
Xét một thiết kế cụ thể được cho dưới bảng sau
Mục tiêu nghiên cứu | Giả thuyết nghiên cứu | Dữ liệu cần thiết | Phương pháp thu thập | Hạn chế |
Mục tiêu 1: Nghiên cứu mối quan hệ học vấn và thu nhập | Giả thuyết nghiên cứu: Học vấn càng cao càng có thu nhập cao Giả thuyết cạnh tranh 1: Càng nhiều mối quan hệ càng có thu nhập cao Giả thuyết cạnh tranh 2: Sự trợ giúp của bố mẹ càng nhiều càng có thu nhập cao. | Dữ liệu ở cấp độ từng cá nhân: Thu nhập Học vấn Mối quan hệ xã hội (số lượng, nhóm,..) Sự trợ giúp của bố mẹ (tài chính, định hướng nghề nghiệp) Tuổi, giới tính, dân tộc,.. | Khảo sát ngẫu nhiên một mẫu người trưởng thành. | Dữ liệu khảo sát không cho biết mối quan hệ nhân quả: Vì học vấn cao, có nhiều mối quan hệ nên thu nhập cao hay ngược lại. |
Mục tiêu 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa học vấn và sự thăng tiến trong công việc | …. | …. | …. | ….. |
Bảng 6.1. Ví dụ về một thiết kế.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức