Thu ngân sách nhà nước là gì? Nội dung các khoản thu
Nội Dung
1. Khái niệm và các nhân tố tác động đến thu ngân sách
Thu ngân sách Nhà nước là một trong những hoạt động cơ bản, nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của Nhà nước phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Thu ngân sách thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế. Hoạt động thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với tổ chức tài chính khác như tài chính các doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình.
Bạn đang xem: Thu ngân sách nhà nước là gì? Nội dung các khoản thu
Mức thu ngân sách một mặt phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, mặt khác, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là thực trạng kinh tế mỗi quốc gia, GDP là chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng nền kinh tế, là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách. Ngoài ra hoạt động thu ngân sách Nhà nước còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước, tổ chức bộ máy thu nộp và các phạm trù giá trị khác như: giá cả, lãi suất.
Tóm lại, thu ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng của mình.
2. Nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích, đánh giá các nguồn thu của ngân sách cần phải phân loại thu ngân sách Nhà nước.
Phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước có thể thực hiện theo nhiều tiêu thức khác nhau (theo tính chất sở hữu, theo nội dung kinh tế, theo hình thức động viên). Tùy theo mục đích nghiên cứu để chọn tiêu thức phân loại thích hợp.
Trong nền kinh tế thị trường, GDP là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế – xã hội, sự tăng trưởng GDP là kết quả lao động sản xuất trong nước, là sự đóng góp công sức của tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước theo nội dung kinh tế là cần thiết. Theo nội dung kinh tế các khoản thu ngân sách Nhà nước được chia thành các nhóm sau:
2.1. Thuế và các khoản mang tính chất thuế
– Thuế: là khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân vào Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, thuế là một nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Nhà nước, mặt khác thuế còn được coi là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hay hạn chế sự tích lũy vốn của các chủ thể trong xã hội, từ đó gây ảnh hưởng tới sự phát triển hay kim hàm nền kinh tế. Thuế cũng là công cụ hữu hiệu thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội, nhằm thực hiện công bằng xã hội.
– Các khoản thu mang tính chất thuế: Các khoản thu mang tính chất thuế bao gồm lệ phí và phí.
Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước, do Nhà nước quy định thu đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước phục vụ công việc quản lý hành chính theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam hiện nay Nhà nước quy định rất nhiều loại lệ phí, gồm: lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật, lệ phí công chứng Nhà nước, lệ phí tòa án, lệ phí thi Các khoản lệ phí vừa mang tính chất là giá mà các thể nhân và pháp nhận trả trực tiếp về các dịch vụ hành chính do các cơ quan Nhà nước cung cấp vừa mang tính chất phân phối lại thu nhập để tăng nguồn thu cho ngân sách. Các khoản lệ phí thường do các cơ quan hành chính ban hành theo sự phân cấp của Nhà nước.
Phi là các khoản thu của ngân sách Nhà nước, do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí Nhà nước đã đầu tư để phục vụ cho các tổ chức, cá nhân. Hiện nay Nhà nước ta quy định rất nhiều khoản phí như: phí giao thông, cầu phà, sử dụng đất công, bến bãi, viện phí tại bệnh viện công, học phí trường công. Tất cả các loại phí trên đều thuộc Nhà nước quản lý. Tùy theo tính chất của các loại phí mà Nhà nước phản cấp cho các ngành, các địa phương ban hành và thực hiện thu.
2.2. Các khoản thu không mang tính chất thuế
Xem thêm : Giao lưu văn hóa và Hội nhập văn hóa
Các khoản thu không mang tính chất thuế bao gồm: Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản vay, viện trợ nước ngoài và các khoản thu khác.
– Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm:
+ Thu lợi tức từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu cổ tức. Mức cổ tức Nhà nước được hưởng với tư cách là cổ đông phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, hiệu quả kinh doanh và cơ chế phân chia lợi nhuận của các công ty cổ phần. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và có chủ trương giữ lại tỷ lệ cổ phần nhất định, vì vậy tỷ trọng khoản thu cổ tức của Nhà nước sẽ có xu hướng gia tăng trong tổng thu ngân sách Nhà nước.
+ Thu vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế: là khoản thu mang tính chất thu hồi vốn của Nhà nước, gồm: thu từ bán toàn bộ hay một phần tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, các khoản thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi bán các cơ sở kinh tế do Nhà nước bỏ vốn ra để xây dựng.
+ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước, bao gồm: cả gốc và lãi đối với các khoản Nhà nước cho vay đến hạn thu hồi.
+ Thu về sử dụng vốn ngân sách (còn gọi là khoản thu trên vốn) là số thu trên số vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ vốn Nhà nước giao cho các cơ sở kinh doanh sử dụng và khuyến khích họ sử dụng vốn có hiệu quả. Đối tượng nộp khoản thu trên vốn bao gồm các tổ chức sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Đối tượng chịu khoản thu trên vốn là vốn ngân sách cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước (chênh lệch giá, các khoản lợi nhuận, khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách được phép giữ lại để bổ sung vốn). Các khoản thu trên vốn được trích từ lợi nhuận sau thuế để nộp ngân sách Nhà nước.
+ Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các khoản thu từ cho thuê đất chuyên dùng, vùng trời, vùng biển, bán các loại tài nguyên rừng, khoáng sản.
– Các khoản vay:
Mục đích của các khoản vay là để bù đắp thiếu hụt ngân sách đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế, Nhà nước huy động bằng cách đi vay trong nước và đi vay nước ngoài.
Nhà nước đi vay trong nước thông qua hình thức phát hành công trái quốc gia, trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các tầng lớp dân cư và vay của ngân hàng trung ương.
Trái phiếu, công trái quốc gia là giấy ghi nhận nợ của Nhà nước, do chính quyền Nhà nước trung ương phát hành để huy động vốn dài hạn có thời hạn trên một năm. Nhà nước có thể phát hành
công trái ghi bằng tiền, vàng, lúa nhằm bù đắp bội chi ngân sách và phục vụ đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Nhà nước cũng có thể phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn cho các công trình xác định đã được duyệt trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể phát hành tín phiếu kho bạc để huy động vốn ngắn hạn, thời hạn dưới một năm, nhằm giải quyết sự mất cân đối tạm thời của ngân sách Nhà nước trong năm tài chính.
Xem thêm : Thảo luận nhóm nhỏ (Focus group research) là gì?
Nhà nước đi vay nước ngoài được thể hiện dưới 3 hình thức:
Hiệp ước và hiệp định là vay nợ giữa hai Chính phủ thường được gắn liền với các hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, xã hội trên cơ sở hai bên cùng có lợi;
Vay dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài và Chính phủ vay các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, IDB, AFDB.
Vay nợ nước ngoài là nguồn thu quan trọng để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi vay nợ nước ngoài phải trả vốn và lãi trong thời gian nhất định. Đồng thời, phải thực hiện một số cam kết nhiều khi không có lợi cho quốc gia về mặt này hay mặt khác, Bên cạnh đó, còn chịu tác động của tỷ giá. Vì vậy, khi vay nợ nước ngoài cần xem xét, cân nhắc về sự cần thiết của khoản vay, số lượng tiền vay, các điều kiện vay, thời hạn vay và lãi suất. Mặt khác, việc sử dụng vốn vay phải đảm bảo tính hiệu quả, nếu không vay nợ nước ngoài sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách, cho nền kinh tế trong tương lai.
– Viện trợ nước ngoài:
Theo quan điểm hiện nay viện trợ nước ngoài bao gồm các khoản: Viện trợ không hoàn lại (được biểu không) hoặc các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài (gọi là viện trợ hoàn lại). Thông thường các khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế UNICEF, PAM. được sử dụng cho mục đích tiêu dùng.
Hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA – Office Development ssistance) dành cho các nước đang và kém phát triển nhằm tạo điều kiện cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các nước này. Trong ODA có 25% viện trợ không hoàn lại, ưu tiên chi những chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội.
Viện trợ có hoàn lại từ ODA dưới hình thức tín dụng ưu đãi được sử dụng ưu tiên cho các chương trình quốc gia, đặc biệt là các dự án xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội.
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bổ sung nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, do đó Nhà nước cần tranh thủ khai thác và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả.
– Các khoản thu khác
Ngoài các khoản thu ngân sách chủ yếu kể trên Nhà nước còn có các khoản thu khác như: thu từ hoạt động sự nghiệp, thu kết dư ngân sách năm trước, các di sản Nhà nước được hưởng, các khoản tiền phạt.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức