Thuyết nhật tâm Copernicus
Thuyết nhật tâm Copernicus – Cuộc cách mạng lớn trong thiên văn.
Mặc dù có nhiều phiền toái nhưng do được Giáo hội ủng hộ, mô hình Hệ địa tâm Ptolemy vẫn tồn tại nhiều thế kỷ. Nó đã khiến khoa học dậm chân tại chỗ. Nhiều nhà khoa học đã nghi ngờ về tính xác thực của nó. Nhưng trước thế lực Nhà thờ chưa ai dám nêu ra một giả thuyết khác. Mãi đến thời đại Phục hưng, vào thế kỷ 16 Nicolaus Copernicus, một nhà khoa học BaLan, mới dũng cảm vạch ra chân lý. Tuy vậy, trong những năm dài của cuộc đời, ông vẫn phục vụ nhà thờ với với cương vị thư ký và bác sĩ, trong sự che chở của ông bác là giáo chủ. Ông đã tham gia nhiều hoạt động xã hội, đã đi xuất dương du lịch học hỏi nhiều. Nhưng vốn yêu thích thiên văn và toán học, ông đã miệt mài nghiên cứu bầu trời trong những điều kiện hết sức khó khăn và bằng những dụng cụ thô sơ ông vẫn thu được những kết quả khá chính xác. Chỉ đến những ngày cuối đời ông mới dám công bố kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách “De Revolutionibus orbis um coeleftium” (Về sự quay của Thiên cầu) để tránh sự trả thù của giáo hội. Hệ Nhật tâm Copernicus ra đời mở đầu cho cuộc cách mạng trong nhận thức của con người về vũ trụ. Mặc dù vẫn phải dùng các khái niệm nội luận, ngoại luận, tâm sai như Ptolemy nhưng Copernicus đã có khái niệm về tính tương đối của chuyển động. Ông đã nhận thấy việc Trái đất quay quanh Mặt trời là cái có thật, việc Trái đất đứng yên chỉ là ảo ảnh. Ông chỉ rõ:
Bạn đang xem: Thuyết nhật tâm Copernicus
- Mặt trời là trung tâm của vũ trụ.
- Các hành tinh (Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ) chuyển động đều quanh Mặt trời theo qũi đạo tròn, cùng chiều và gần như ở trong cùng một mặt phẳng. Càng ở xa Mặt trời chu kỳ chuyển động của hành tinh càng lớn.
- Trái đất cũng là một hành tinh chuyển động quanh Mặt trời, đồng thời tự quay quanh một trục xuyên tâm.
- Mặt trăng chuyển động tròn quanh Trái đất (Vệ tinh của Trái đất).
- Thủy tinh, Kim tinh ở gần Mặt trời hơn Trái đất (có quĩ đạo chuyển động bé hơn) Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh có qũi đạo lớn hơn (ở xa Mặt trời hơn).
Xem thêm : Nguyên tắc phát triển (Quan điểm phát triển)
Vậy cấu trúc của hệ là gồm Mặt trời ở tâm và các hành tinh theo thứ tự xa dần là: Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ.
Xem thêm : 45 khoản phụ cấp trợ cấp không chịu thuế tncn
Ở một khoảng rất xa là mặt cầu có chứa các sao bất động.
Mặc dù còn nhiều điểm thiếu chính xác cần phải hoàn thiện Copernicus đã đưa ra một mô hình đúng đắn về hệ Mặt trời. Cho đến nay người ta đã hoàn toàn công nhận nó. Nhưng cuộc đấu tranh để khẳng định chân lý này đã phải kéo dài hàng chục năm với sự dũng cảm hy sinh của nhiều nhà khoa học thời bấy giờ.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức