Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

0

Có nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy phản biện (Critical thinking) Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

  • “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận” (Michael Scriven).
  • “Tư duy phản biện là loại tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện của các bằng chứng và các luận cứ” (Hatcher).
  • “Tư duy phản biện là: (1) thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; (2) sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý; và (3) một số kỹ năng trong việc áp dụng các phương pháp đó. Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”

Developing the Critical Thinker in You - DailyStar

“Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm” (Tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ chức World Vision Việt Nam)

Như vậy, tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi. Những hoạt động trong quá trình tư duy phản biện thường bao gồm: nêu quan điểm và bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc phục. Một quá trình tư duy phản biện được coi là tốt khi đạt được những tiêu chí: rõ ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, c những giải thích và lý do phù hợp, khách quan, toàn diện và có chiều sâu.

Tư duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng như: khả năng lắng nghe và đọc một cách cẩn thận; khả năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định bên trong, và khả năng vạch ra các hệ quả của một phát biểu nào đó, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục

Từ xa xưa, nhà hiền triết cổ Hy Lạp Socrates đã yêu cầu người học phải suy nghĩ, tự tìm kiếm thông tin cho mình, tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi trường học tập. Ông dạy rằng cách nêu câu hỏi theo các tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự đúng đắn, độ chính xác, hợp lý, không thiên vị.

Tầm quan trọng tư duy phản biện

Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn diện Tư duy phản biện là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vì vậy, nó không đơn thuần là một phẩm chất của con người, mà còn là một kỹ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển. Khả năng tư duy phản biện vô cùng quan trọng, thật ra, cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó.

Theo Olver & Utermohlen (1995), sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy phản biện vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt, và vào các lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi công nghệ nhanh chóng khác”. Vì vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy phản biện có tầm quan trọng đối với chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại – dân chủ, mọi người phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ sở về các công việc của bản thân và xã hội.

Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có  nghĩa là  bạn đã có một hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm ài thi. Nếu sinh viên học cách tư duy phản biện có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư duy tốt như là sách cẩm nang cho đời sống của mình.

Là kỹ năng quan trọng số 2 trong 10 kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động.

STTNĂM 2020NĂM 2015
1Giải quyết các vấn đề phức tạpGiải quyết các vấn đề phức tạp
2Tư duy phản biệnPhối hợp với người khác
3Sáng tạoQuản lý con người
4Quản lý con ngườiTư duy phản biện
5Phối hợp với người khácThương lượng
6Trí thông minh cảm xúcKiểm soát chất lượng
7Phán đoán và ra quyết địnhĐịnh hướng dịch vụ
8Định hướng dịch vụPhán đoán ra quyết định
9Thương lượngLắng nghe tích cực
10Linh hoạt nhận thứcSáng tạo
Source: World Economic Forum

Những đặc điểm của người tư duy phản biện

Tác giả K. B. Beyer (1995) nêu các đặc điểm thiết yếu của người có tư duy phản biện, đó là:

  • Không có thành kiến: người có tư duy phản biện là người ham tìm hiểu, biết lắng nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng, chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau, và sẽ thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.
  • Biết vận dụng các tiêu chuẩn: cần phải có các điều kiện được thoả mãn nhất định để một phát biểu trở thành có thể tin cậy được. Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung cho nhiều vấn đề, ví dụ như: “…một khẳng định ất kỳ phải … được dựa trên những sự thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không thiên lệch, thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lý lẽ vững chắc”
  • Có khả năng tranh luận: đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá, và xây dựng các lý lẽ.
  • Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết. Để làm được việc này cần phải nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu
  • Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy phản biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau
  • Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy phản biện sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định

Rèn luyện tư duy phản biện

Rèn luyện tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và nuôi dưỡng ý thức tự thay đổi mình, có sự kiên nhẫn khi thực hiện các thao tác tư duy. Ví dụ cụ thể:

Giả sử có một niềm tin rằng: “Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn đến thành công” Các bước thao tác tư duy phản biện sẽ là:

Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn

“Có đúng vậy không?”. Vậy những người không học đại học đều thất bại sao? Có ai học đại học mà vẫn không thành công? Có cách nào không học đại học mà vẫn thành công không?

Bước 2: Quan sát.

Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có ai học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:

  • Anh T là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia đình khó khăn, vợ con coi thường.
  • Chị Y học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy là chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn.
  • Bill Gate là tỉ phú nhưng không phải là tiến sĩ.
  • Ông H chưa một ngày bước chân đến cổng trường đại học nhưng vẫn là người chế tạo ra máy gieo hạt.

Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận.

  • Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, không có khái niệm thành công (hay hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng, giàu có…) chung cho tất cả mọi người.
  • Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”, nhưng không nhất thiết là điều kiện quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành công nhờ vào sự nỗ lực tìm đúng hướng đi của cá nhân.
  • Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu, nhưng không có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. (Bà nội tôi không biết chữ, nhưng bà là một “chuyên gia” về văn hóa ứng xử…).

Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề.

  • Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
  • Ai là người tin vấn đề này? Tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy?
  • Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?

Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân.

Tôi cho rằng: “Thành công là khi…”, “Không phải nhiều tiền, có chức quyền là thành công”, “Thành công là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở trường của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn”.

Bước 6: Khẳng định lại.

Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn thành đạt!

Bạn đang muốn đạt được mục tiêu gì?

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tư duy phản biện là quyết định những gì bạn muốn đạt được và sau đó đưa ra quyết định dựa trên một loạt các khả năng.

Khi bạn đã làm rõ mục tiêu cho bản thân, bạn nên sử dụng nó làm điểm khởi đầu trong tất cả các tình huống trong tương lai đòi hỏi sự suy nghĩ và có thể là đưa ra quyết định xa hơn. Khi cần, hãy làm cho đồng nghiệp, gia đình hoặc những người xung quanh biết ý định theo đuổi mục tiêu này của bạn. Sau đó, bạn phải kỷ luật bản thân để tiếp tục theo dõi cho đến khi hoàn cảnh thay đổi có nghĩa là bạn phải xem lại thời điểm bắt đầu quá trình ra quyết định.

Tuy nhiên, có những điều cản trở việc đưa ra quyết định đơn giản. Tất cả chúng ta đều mang trong mình những sở thích và không thích, những hành vi đã học và những sở thích cá nhân được phát triển trong suốt cuộc đời của chúng ta; họ là những dấu hiệu của con người. Một đóng góp lớn để đảm bảo chúng tôi suy nghĩ chín chắn là nhận thức được các đặc điểm cá nhân, sở thích và thành kiến ​​này và tạo điều kiện cho chúng khi xem xét các bước tiếp theo có thể thực hiện, cho dù chúng đang ở giai đoạn cân nhắc trước khi hành động hay là một phần của việc suy nghĩ lại do không mong muốn hoặc những trở ngại không lường trước được đối với tiến trình tiếp tục.

Tư duy phản biện và tầm nhìn

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất của tư duy phản biện là tầm nhìn xa.

Hầu như tất cả các quyết định chúng ta đưa ra và thực hiện đều không gây tai hại nếu chúng ta tìm ra lý do để từ bỏ chúng. Tuy nhiên, việc ra quyết định của chúng ta sẽ tốt hơn vô hạn và có nhiều khả năng dẫn đến thành công hơn nếu, khi chúng ta đưa ra kết luận dự kiến, chúng ta tạm dừng và xem xét tác động đến những người và hoạt động xung quanh chúng ta.

Các yếu tố cần xem xét nói chung là rất nhiều và đa dạng. Trong nhiều trường hợp, việc xem xét một yếu tố từ một góc độ khác sẽ cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn trong việc theo đuổi quyết định của chúng ta.

Ví dụ, chuyển hoạt động kinh doanh đến một địa điểm mới có thể cải thiện đáng kể sản lượng tiềm năng nhưng cũng có thể dẫn đến việc mất lao động có tay nghề cao nếu khoảng cách di chuyển quá lớn. Cái nào trong số này là sự cân nhắc quan trọng hơn? Có cách nào để giảm bớt xung đột không?

Đây là những loại vấn đề có thể nảy sinh do tư duy phản biện chưa hoàn thiện, một minh chứng có lẽ cho thấy tầm quan trọng của tư duy phản biện tốt.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.