Kinh tế học là gì? Đặc trưng và phân loại
Kinh tế học (Eecnomics) là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều các định nghĩa về kinh tế học.
Nội Dung
1. Kinh tế học là gì?
Sau đây xin trình bày 3 khái niệm về kinh tế học được nhiều nhà kinh tế hiện nay sử dụng.
- Kinh tế học: là môn khoa học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng nguồn tài nguyên có hạn.
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhằm thảo mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như: triết học, kinh tế chính trị học, sử học, xã hội học, và đặc biệt có liên quan chặt chẽ với toán học và thống kê học.
2. Phân loại kinh tế học
Kinh tế học được chia làm 2 phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
– Kinh tế vĩ mô (macro economics) nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của toàn bộ nền kinh tế như: Tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả (lạm phát), việc làm của cả quốc gia (thất nghiệp), cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái,…
Xem thêm : Cương lĩnh (Credo) là gì?
– Kinh tế vi mô (microecenomics) nghiên cứu sự hoạt động của các các tế bào kinh tế trong nền kinh tế là các doanh nghiệp, hộ gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả, số lượng sản phẩm, trong các thị trường riêng lẻ.
Ví dụ, kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức một doanh nghiệp định giá bán từng mặt hàng cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận, còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự biến động trong mức giá chung của toàn bộ các mặt hàng trong nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu các cá nhân tiêu dùng sẽ quyết định chi tiêu như thế nào để tối đa hóa hữu dụng thì kinh tế vĩ mô nghiên cứu quyết định chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ làm thay đổi tổng cầu từ đó thay đổi sản lượng của nền kinh tế ra sao.
Tùy theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng kinh tế học là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
– Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi: Là bao nhiêu? là gì? Như thế nào?;
– Kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi: Nên làm cái gì?, Làm như thế nào?…
Mỗi vấn đề kinh tế cụ thể đều thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng là việc mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế .Ví dụ: hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì tỷ lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào?
Xem thêm : Phương pháp đối ứng tài khoản
Kinh tế học chuẩn tắc đề cập đến cách thức, đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn. Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát đến mức nào thì có thể chấp nhận được? Có nên tăng tỷ lệ lãi suất ngân hàng không?…
3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế học
+ Là môn học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối so với nhu cầu kinh tế xã hội.
+ Tính hợp lý: Khi phân tích, lý giải về một sự kiện kinh tế nào đó nào đó, bao giờ cũng dựa trên những giả thiết nhất định (hợp lý về những diễn biến của sự kiện kinh tế này).
+ Tính toàn diện và tính tổng hợp: Khi xem xét một sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các sự kiện khác trên phương diện một đất nước, một nền kinh tế thế giới.
+ Nghiên cứu về mặt lượng: Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng các con số.
+ Kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ được xác định ở mức trung bình, vì chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Tổng hợp
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp