Tum là gì? Quy định về chiều cao và diện tích tầng tum
Tum là gì? Quy định về chiều cao và diện tích tầng tum
Tum là gì? Tầng tum là gì? tưởng chừng đó là câu hỏi mà ai ai cũng biết. Nhưng về định nghĩa chính xác của nó thì trên Internet chưa có một Website nào định nghĩa chính xác.
Bạn đang xem: Tum là gì? Quy định về chiều cao và diện tích tầng tum
Nó được tính là một tầng không, khi làm hồ sơ thiết kế cần ghi vào không? Có nhiều khách hàng thắc mắc với khái niệm tầng tum này. Chúng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng hiện nay. Ví dụ như nhà 2 tầng 1 tum, biệt thự 3 tầng 1 tum hay nhà phố 4 tầng 1 tum…Vậy công dụng của tầng tum là gì? Hiểu thế nào cho đúng về tầng tum. Cùng Kiến Tạo Việt tìm hiểu trong bài viết một cách ngắn ngọn và dễ hiểu nhất bên dưới nhé!
Nội Dung
Định nghĩa tầng tum là gì?
Tum hay tầng tum, mái tum là phần để che chắn của cầu thang, tức là một phần tầng trên cùng của ngôi nhà. Tại đây, người ta có thể bố trí thành phòng thờ, phòng ngủ hay nhà kho, kết hợp với sân phơi, sân thượng để trồng cây là tiểu cảnh.
Không gian thiết kế tầng tum thường nhỏ hơn các tầng bên dưới, có thể nằm ở cuối tầng, giữa tầng hoặc ở hướng mặt tiền. Tùy thuộc vào vị trí bố trí cầu thang bên dưới.
Ngoài tác dụng che cầu thang, tầng tum còn có tác dụng chống nóng và giúp tiết kiệm chi phí so với việc lên tầng. Do đó, chúng được sử dụng rất nhiều và ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Khi thiết kế nhà 3 tầng 1 tum, hay 4 tầng, họ thường gọi tầng tum như một cách tránh số 4 “số tử” theo quan niệm xưa kia. Bởi vì nhà 3 tầng 1 tum trên lý thuyết có thể hiểu là nhà 4 tầng. Tuy nhiên, “số 4” có thể không may mắn với nhiều người. Chính vì đó mà họ còn gọi là 3 tầng 1 tum.
Hiện tại, loại hình nhà ở có tầng tum thường chỉ phố biến ở các thành phố lớn, dạng nhà phân lô, diện tích nhỏ. Chúng ít xuất hiện ở các mẫu nhà nông thôn hay các vùng quê hiện nay.
Xem thêm : Phương vị là gì? Cách tự chọn hướng hợp phong thủy
Tầng tum là tầng cuối cùng của ngôi nhà. Tum tức là một từ dùng để diễn tả phần che chắn của cầu thang, tức là 1 phần tầng trên cùng của ngôi nhà, ở phần này thì chúng ta thường hay kết hợp thêm 1 phòng ngủ. Cái này chúng ta thấy phổ biến ở các ngôi nhà bằng xây dựng tại quê.
Xem thêm >>> Thiết kế biệt thự | +27 Mẫu & Bản vẽ công năng, nội thất biệt thự 2020( Miễn Phí)
Chức năng của tầng tum
+ Tăng thêm diện tích sử dụng: Với nhà ống, nhà phố, những mẫu công trình nhà ở có diện tích nhỏ. Việc xây dựng thêm tầng tum sẽ giúp gia tăng công năng sử dụng cho ngôi nhà mà không phát thêm nhiều chi phí. Chi phí xây dựng thấp hơn so với việc xây thêm 1 tầng mới. Trong khi đó, gia chủ hoàn toàn có thể tận dụng không gian này để bố trí thêm một phòng ngủ, phòng thờ, nhà kho chứa đồ, phòng giải trí…hay rất nhiều phòng công năng khác.
+ Nhờ có tầng tum, phần cầu thang đi lên tầng thượng không bị mưa ướt, nước mưa chảy vào nhà, cản nắng, cản gió cho phần không gian bên dưới.
+ Một cách khéo léo để tránh những số không may theo phong thủy.
+ Việc thiết kế tầng tum làm cho ngôi nhà trở nên bề thế và to lớn hơn.
Tầng tum có được tính là 1 tầng không?
Trong quá trình tư vấn, rất nhiều khách hàng thắc mắc rằng tầng tum có được tính là 1 tầng không? Thiết kế thêm tầng tum có gặp khó khăn khi xin phép xây dựng trong việc ảnh hưởng chiều cao công trình không?
Theo công văm số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD. Theo Bộ xây dựng, tầng tum nếu có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, có chức năng làm tum thang, kỹ thuật thì không tính vào số tầng nhà của công trình.
Để dễ hình dung hơn, Quý khách có thể tham khảo ví dụ sau:
Diện tích sàn mái là 100m2, nếu diện tích tầng tum nhỏ hơn 30%x100m= 30m thì không tính là 1 tầng. Ngược lại, nếu lớn hơn 30m thì sẽ tính là 1 tầng.
Xem thêm : Financial Controller là gì? Có nên làm không, Lương cao không 2021?
Dựa vào đó, Quý khách có thể cân nhắc để thiết kế và điều chỉnh sao cho phù hợp. Bởi việc xin giấy phép cho nhà 3 tầng 1 tum khác với nhà 4 tầng.
Nội dung này sẽ được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công cộng sắp được hình thành.
Quy định về thiết kế, diện tích và chiều cao về tầng tum? Tầng tum cao bao nhiêu
Quy định về thiết kế, diện tích và chiều cao của tầng tum đã được ghi trong Thông tu 07/2019 của Bộ xây dựng. Tầng tum sẽ không được tính vào số tầng nhà ở nếu chỉ xây theo kiểu lắp mái che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở. Diện tích mái tum không quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao không quá 3m.
Như vậy, một tầng được coi là tầng tum với điều kiện, diện tích sàn <30% diện tích sàn mái và chiều cao nhỏ hơn 3m.
Lưu ý khi thiết kế tầng tum nhà ống
Trong quá trình thiết kế tầng tum thang hay bất kể tầng tum nào khác, cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
+ Ưu tiên sự tối giản và đa chức năng: Khi thiết kế tầng tum, ngoài trừ phần tầng tum được sử dụng làm phòng trang trí. Nếu không bạn nên thiết kế một cách đơn giản. Vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tạo ra được sự thông thoáng cho ngôi nhà. Không cần trang trí cầu kỳ, phức tạp gây ra lãng phí không cần thiết.
+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Với nhiều gia đình, không gian tầng tum còn được bố trí làm khu vực thiết kế phòng thờ, nơi thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, nếu không có ánh sáng tự nhiên, tạo độ thông thoáng, căn phòng sẽ trở nên tối tăm, tù túng và bí bách. Điều này hoàn toàn không tốt cho phong thủy phòng thờ. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài lộc của gia đình. Nên có cửa sổ hoặc cửa ra bên ngoài sân thượng, ban thờ nhìn vào ra theo hướng tốt theo tuổi của gia chủ.
+ Trang trí nội thất đơn giản: Nếu cần thiết phải thiết kế những món đồ nội thất ở đây. Không nên tập trung quá nhiều, chỉ cần đơn giản và thoáng mát.
+ Vì là không gian cao nhất, nên cần có cửa sổ hoặc ô thoáng để thoát khí ra bên ngoài. Nên tạo ô thoáng, cửa sổ hoặc thường xuyên mở cửa ra vào để lưu thông không khí.
Các mẫu tầng tum đẹp
Đây là một số mẫu thiết kế nhà phố, nhà ống sử dụng tầng tum để làm tăn thêm diện tích sử dụng, cũng như tránh được nước mưa tràn vào nhà. Hi vọng, bài viết giải đáp được thắc mắc của Quý khách về tầng tum là gì, quy định về kích thước chiều cao và chiều rộng của nó. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp