Financial Controller là gì? Có nên làm không, Lương cao không 2021?
Finance Controller hay còn là kiểm soát viên tài chính – Một trong những vị trí quan trọng trong công ty/ doanh nghiệp mà nhiều người mơ ước được ngồi vào. Nhưng thật sự Finance Controller – FC là gì, có nên làm không, lương bao nhiêu 1 tháng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong quá trình tìm việc liên quan đến tài chính, và đáp án sẽ được 25giay.vn trả lời ngay dưới đây.
- STEM là gì? Giáo dục stem là gì? 3 mức độ triển khai vào chương trình giáo dục
- Backdrop là gì? Những đặc trưng cơ bản của backdrop
- Agile là gì và cách xây dựng Agile Development team thành công
- ‘Đưa tay đây nào bạn ơi, mãi bên nhau bạn nhớ’ có nghĩa là gì mà đến cả nghệ sĩ cũng bị ‘mê hoặc’
- APA là gì? Thế nào là chuẩn APA?
Nội Dung
Finance Controller là gì
Nhiều người khi nghe đến thuật ngữ này có vẻ khó hiểu nhưng chắc chắn rằng những bạn học về tài chính – ngân hàng, về kinh tế phải biết đến thuật ngữ này bởi đây là một trong những công việc đáng mơ ước mà nhiều bạn sinh viên hiện nay đều mơ ước.
Bạn đang xem: Financial Controller là gì? Có nên làm không, Lương cao không 2021?
Finance Controller hay còn gọi là kiểm soát viên tài chính viết tắt là CF, nó không phải lớn lao như CFO – giám đốc tài chính, cũng không sang chảnh như CEO – giám đốc điều hành hay chỉ bình thường như 1 nhân viên tài chính hay giao dịch viên nhưng lại là một phần quan trọng trong bất kỳ công ty/ doanh nghiệp nào.
Thường vị trí CF này sẽ chỉ có ở những công ty/ doanh nghiệp hay tập đoàn lớn còn ở các công ty Starup, công ty tư nhân nhỏ thì không có. Vị trí này thường nằm trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, có thể xem Finance Contronller như một người nắm trọn phòng kế toán của một công ty, nhiều người còn quy CF vào là kế toán viên nhưng thực ra nhiệm vụ của một Finance Contronller là đảm bảo mọi giao dịch tài chính, mọi sổ sách giấy tờ thu chi của công ty được ghi lại một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Kiểm soát viên tài chính có nghĩa là kiểm soát các vấn đề về tài chính bao gồm thu, chi và huy động tài chính, đảm bảo đầy đủ giấy tờ và chính xác nhất có thể.
Financial Controller có phải là giám đốc tài chính không
Thực ra đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau
Financial Contronller – CF: Kiểm soát viên tài chính
Chief Financial Officer – CFO: Giám đốc tài chính
Xét ra là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau nhưng tùy vào cơ cấu doanh nghiệp cũng như chức vụ, năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân công ty mà vị trí này có sự trùng lặp. Bởi thực tế trên thị trường hiện nay ở một số doanh nghiệp nhỏ CFO – giám đốc tài chính kiêm luôn CF còn ở loại hình hoạt động khác như khách sạn, resort hay khu nghỉ dưỡng thì CF kiêm luôn giám đốc tài chính lẫn kế toán trưởng.
Vậy nên nhiều người sẽ nhầm lẫn vấn đề này, tuy nhiên khi vào làm ở công ty, hoặc khi tuyển dụng mọi người sẽ được thấy yêu cầu của công việc cũng như công việc mà mình phải làm đều là liên quan đến tài chính, đều là kiểm soát tài chính của công ty. Ở các công ty/ tập đoàn lớn thì 2 chức danh này hoàn toàn khác biệt, giám đốc tài chính có vai trò rất rất quan trọng trong sự hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp.
Mô tả công việc của Fianancial Controller
Nhiệm cụ của một CF khi được tuyển vào làm là rất nhiều, mỗi công ty sẽ có có sự phân công nhiệm vụ khác nhau nên không có một quy chuẩn chung nào cả. Nhưng mọi người có thể tham khỏa những công việc mình cần phải làm để có thể tìm hiểu và học hỏi trước như:
Nhiệm vụ của Financial Controller
- Đảm bảo thực hiện báo cáo tài chính của công ty, doanh nghiệp theo đúng thời gia quy định
- Đảm bảo đầy đủ hệ thống hồ sơ kế toán
- Phát triển và duy trì hệ thống kiểm soát các giao dịch kế toán
- Chuẩn bị và quản lý ngân sách hàng năm và đưa ra các dự báo, kế hoach dựa trên số liệu đó
- Phối hợp và làm việc với các bộ phận trong công ty và ngoài công ty về các vấn đề liên quan đến pháp lý, thuế…
- Đảm bảo báo cáo tài chính của công ty tuân thủ và phù hợp với các yêu cầu báo cáo theo quy chuẩn của địa phương, chính phủ và Nhà nước
- …
Công việc cụ thể Financial Controller phải làm
Nếu còn hơi hoang mang thì mọi người có thể dựa vào những mô tả cụ thể như sau
Báo cáo
✅ Đảm bảo rằng các báo cáo quản lý định kỳ, đặc biệt là báo cáo của Nhóm, phòng ban, được gửi đúng hạn với chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn.
Xem thêm : Xét nghiệm INR là xét nghiệm gì? Có quan trọng không?
✅ Cải thiện lịch trình tiếp nhận các báo cáo từ kế toán, và chất lượng của từng báo cáo.
✅ Đối chiếu thường xuyên giữa báo cáo Quản lý (tiêu chuẩn của Tập đoàn) với Báo cáo Tài chính (VAS), giảm thiểu sự khác biệt; tất cả sự khác biệt phải được giải thích hợp lý.
✅ Cung cấp đào tạo tài chính cho đội thương mại và trang web
Chi phí, tài chính
- Theo dõi các dự án ngay từ đầu về mặt tài chính, đảm bảo báo quán chính xác và nhất quán với nhau
- Phân tích chi phí và xác nhận ký quỹ
- Cải thiện phương án để chuẩn bị chi phí, dự báo và phân bố chỉ phí chính xác hợp lý
- Phân tích khoảng cách giữa Ký quỹ trang web thực / Ký quỹ ngân sách và Ký quỹ trang web thực / Ký quỹ kế toán
- Phân tích phương sai chi phí, KPI và xác định các cơ hội để tối ưu hóa chi phí / Opex; cung cấp Quản lý cấp cao với phân tích chất lượng cao về hiệu suất.
- Xem xét hoạt động và đề xuất các sáng kiến tiết kiệm chi phí
Ngân sách và dự báo
☑️ Phối hợp và chỉ đạo việc chuẩn bị dự báo ngân sách và tài chính và báo cáo phương sai.
☑️ Hoạt động như một đối tác kinh doanh với tất cả các nhóm, thúc đẩy KPI của công ty. Bắt đầu, quản lý và lãnh đạo những người khác chịu trách nhiệm về kết quả P & L với việc theo dõi từ Doanh thu, Cogs đến Opex.
☑️ Phối hợp với HR để cập nhật và giám sát các chỉ số hiệu suất (KPI) phù hợp với các mục tiêu tài chính.
☑️ Tiến hành kết quả và đề xuất cho quản lý cấp cao để cải thiện sẽ dẫn đến giảm chi phí, tạo doanh thu và hoạt động hợp lý hóa.
☑️ Chuẩn bị phân tích sâu sắc về kết quả thực tế so với ngân sách và năm trước cho nhóm, công ty.
☑️ Kiểm soát vốn lưu động thương mại ở mức tối ưu, phù hợp với hoạt động của công ty thông qua cài đặt
Bên cạnh đó còn phải làm thêm các công việc như
- Xây dựng và cập nhật các quy trình và biểu mẫu để lập ngân sách, chi phí, phân bổ chi phí; Góp phần đánh giá SOP và thực hiện quy trình hiệu quả để có độ chính xác và tiêu chuẩn hóa cao hơn.
Đây là công việc dựa trên tham khảo các yêu cầu khi tuyển dụng của các tập đoàn, công ty lớn cho vị trí Financial Controller. Tuy nhiên ở một số công ty khác nhau êu cầu công việc sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.
Có nên làm Financial Controller không
Đây là một vị trí mà bất kỳ một sinh viên nào ra trường đều mong muốn dấn thân vào nhưng đảm bảo rằng rất ít bạn sinh viên nào vừa ra trường có thể vào nagy vị trí CF của một công ty.
Xem thêm : Birdie golf và Par trong golf là gì? Giải thích thuật ngữ cho newbie
Để xác định có nên làm hay không mọi người phải đặt trên các tiêu chí sau
Đúng chuyên ngành/ chuyên môn
Trước hết mọi người đảm bảo mình đã học và có các chứng chỉ chuyên môn đạt theo yêu cầu của của nhà truyên dụng hay không. Và các bên tuyển dụng tập trung vào Tốt nghiệp đại học trở lên với các chuyên ngành như Tài chính / Kế toán / Quản trị kinh doanh / Kinh tế.
Có nghĩa là bạn đã có bằng đại học các ngành trên hoặc có bằng thạc sĩ, tiến sĩ các ngành này mới có thể vào làm việc vị trí này. Bên cạnh đó còn có nhiều chứng chỉ về tài chính quốc tế mà bên tuyển dụng yêu cầu như IFRS / ACCA / CPA. Bởi nếu bạn không có chuyển môn, kiến thức về tài chính thì không nên xin vào làm việc.
Lương Financial Controller có cao không
Tiếp đến là một trong những yếu tố quyết định có nên làm công việc này hay không đó chính là lương, thưởng và các chế độ. Với vị trí đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng nhiều thì chắc chắn lương sẽ cao, nhưng thường lương vị trí này được thương lượng khi phỏng vấn dựa vào năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn của người ứng tuyền.
Mức lương cho vị CF hiện trên thị trường dao động từ 15 -25 triệu/ tháng, đó là một số công ty có tầm cỡ trong nước còn nếu làm cho công ty nước ngoài mức lương sẽ cao hơn. Bên cạnh đó mọi người còn có các chế độ thưởng, bảo hiểm … Nếu nhìn vào lương thì đây là con số hiếm có ở Việt Nam hiện nay, con số đang mơ ước của nhiều người.
Áp lực công việc
Công việc nào cũng có áp lực vấn đề nhiều hay ít nhưng đối với công việc ở ví trị Financial Controller thì đúng là áp lực trên cả áp lực. Công việc này liên quan đến những con số, hàng ngày mọi người tiếp xúc với nhiều bản báo cáo khác nhau chỉ cần sai sót cũng có thể gây ra những tổn thất nặng nề.
Với mức lương hiếm có đó thì đòi hỏi sự cống hiến chất xám và thời gian nên nếu là người chịu áp lực công việc cường độ cao thì mọi người cứ mạnh dạn ứng tuyến vào vị trí này.
Ngoài ra còn rất nhiều nhiều các yếu tố khác, việc có nên làm hay không thì còn phụ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng nếu là sinh viên, người trẻ tuổi tốt nghiệp các nghành nghề tài chính, ngân hàng, kinh doanh, kinh tế thì mọi người nên thử sức để dấn thân hoặc xem đó là mục tiếu phấn đấu sự nghiệp của mình.
Các yêu cầu cần có đối với Financial Controller
Với công việc này yêu cầu rất nhiều nên ngay từ bây giờ mọi người nên chuẩn bị là vừa, ngay từ khi học trên ghế nhà trường hay còn đang làm việc ở công ty nhỏ nào đó.
Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Hoạt động tài chính, làm ở chức vụ cao thì mọi người phải đảm bảo bản thân có kiến thức nền tảng về tài chính, kinh tế…đầy đủ. Không chỉ kiến thức về ký thuyết và phải có thêm kiến thức về thực tiễn. Không chỉ nạp kiến thức thông qua học tập mà còn trải nghiệm, làm việc và thực hiện. Ở trường đại học đào tạo rất ít và không quá sâu nên mọi người hãy học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ cần thiết như CPA.
Kỹ năng tin học
Tin học văn phòng hiện nay không chỉ là các ứng dụng như Word, Excel, Powpoit…mà còn cần nạp thêm các kiến thức về các ứng dụng, công cụ chuyên trách khác để có thể thống kê số liệu, xem số liệu, viết báo cáo được. Các kỹ năng này cần phải thành thạo, đặc biệt là tính toán, bảng biểu và biểu đồ. Nên tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo dành riêng cho dân kế toán tài chính.
Ngôn ngữ tiếng Anh
Có thể thấy hiện nay tiếng Anh không còn xa lạ nữa, nó như là ngôn ngữ bắt buộc phải có đối với bất kỳ người nào dù già hay trẻ. Đa số các công ty có tuyển dụng vị trí Financial Controller đều là công ty nước ngoài, công ty liên doanh nên để giao tiếp mọi người cần biết tiếng anh giao tiếp. Bên cạnh đó là tiếng an chuyên nghành để có thể hiểu được những báo cáo cũng như làm báo cáo tài chính bằng tiếng anh. Riêng việc làm cv ững tuyển hay đọc mô tả công việc bạn cũng phải đọc hiểu tiếng Anh.
Kinh nghiệm làm việc
Hãy thực chiến bởi đây là vị trí yêu cầu về kinh nghiệm làm việc rất cao, bởi vậy mới nói các bạn sing viên ra trường hiện nay không thể ứng tuyển vào vị trí này là có lý do. Đa số các công ty yêu cầu kinh nghiệm làm việc trên 5 năm cho vị trí này, bên cạnh đó không tuyển các ứng viên có độ tuổi thấp mới ra trường. Vậy nên bù vào đó mọi người nên làm việc trong lĩnh vực này dù là vị trí nào như kế toán hay thực tập sinh đều được.
Trên đây là toàn bộ nhưng thông tin về Finance Controller là gì mà mọi người nên tìm hiểu qua trước khi đến với công việc này, để xem bản thân có đủ khả năng làm việc ở vị trí này hay không hay dựa vào đó để định hướng học tập, công việc cho tương lai của mình.
Xem thêm thông tin:
- Corporate Finance là gì
- Investment Banking là gì
- Finance là ngành gì
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp