Chức năng nhiệm vụ của chi bộ là gì?
Bàn về cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, ta không thể không nhắc đến một tổ chức gọi là “Chi bộ”. Đây là tổ chức có mặt ở rất nhiều cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy Chi bộ là tổ chức gì, chức năng nhiệm vụ của Chi bộ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Chi bộ và chức năng nhiệm vụ của Chi bộ trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
1. Giới thiệu về Chi bộ
Chi bộ là một tổ chức Đảng, là một tổ chức lãnh đạo chính trị. Chi bộ không phải là một tổ chức hành chính.
Bạn đang xem: Chức năng nhiệm vụ của chi bộ là gì?
Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.
Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Điều kiện thành lập Chi bộ
Không phải bất cứ cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp nào cũng có thể thành lập được tổ chức Chi bộ mà phải đáp ứng những điều kiện pháp luật quy định. Dưới đây là điều kiện để thành lập Chi bộ ở những đơn vị, cơ quan, tổ chức cụ thể.
Đối với cấp xã, phường, thị trấn muốn thành lập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện)…”
Xem thêm : News feed là gì? news feed để làm gì, dành cho những ai chưa biết
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác muốn thành lập Chi bộ cơ sở thì cũng phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở);
Đối với các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện trên thì mới có thể thành lập Chi bộ tại đơn vị của mình.
3. Chức năng nhiệm vụ của chi bộ
Chức năng nhiệm vụ của chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Chức năng của chi bộ cơ quan được xác định là “hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh”. Theo quy định tại Điều 1 Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan.
Đối với chi bộ cơ sở cấp xã theo Quy định số 127/QĐ-TW ngày 01/3/2018 chức năng là “hạt nhân chính trị ở cơ sở, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đề ra chủ trường, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, xã phường thị trấn giàu đẹp, văn minh”
Nhiệm vụ của chi bộ (Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như:
– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế.
Xem thêm : Integration Test là gì
– Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,…
– Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ
– Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
– Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
– Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội
Trên đây là chức năng nhiệm vụ của chi bộ cơ sở cơ quan, cơ sở xã, phường, thị trấn mà các bạn nên nắm rõ để có thể hiểu hơn về vai trò cũng như các chức năng nhiệm vụ của chi bộ. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp ích cho bạn đọc.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp