Mosaic là gì? một vài nét cơ bản về mosaic
Nội Dung
Mosaic là gì mà được nhiều người nhắc tới như vậy? Cùng ColorME tìm hiểu ngay nhé!
Mosaic là gì?
Mosaic (ghép mảnh) là tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh được tạo nên từ việc tập hợp những mảnh nhiều màu sắc từ kính, đá hoặc các vật liệu khác. Có thể hiểu nôm na, Mosaic là nghệ thuật sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Các mảnh nhỏ này thường là các vật chất rắn, phẳng, có hình dạng vuông vức, chẳng hạn như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính… Điểm tạo nên giá trị nghệ thuật cũng như nét riêng biệt không trộn lẫn của Mosaic chính là chất lượng vật lý của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép độc đáo mà hài hòa.
Đá Mosaic nghệ thuật
Bạn đang xem: Mosaic là gì? một vài nét cơ bản về mosaic
Mosaic có thể là một tác phẩm nghệ thuật với sự đầu tư về mặt bố cục, nội dung, chất liệu màu sắc, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là sự sắp xếp trang trí họa tiết cho cảnh quan xung quanh như vỉa hè, bồn hoa… Từ các tác phẩm lớn như bức tranh nói về sự kiện chính trị lịch sử, những công trình kiến trúc tầm cỡ, cho tới những tác phẩm với chủ đề đơn giản, gần gũi như gia đình, bạn bè, con vật, nghệ thuật Mosaic luôn được mọi người ưa chuộng và yêu thích.
Mosaic có từ bao giờ?
Nghe có vẻ thật bất ngờ, nhưng nghệ thuật Mosaic đã có “tuổi đời” trên 4000 năm rồi đó!
Xem thêm : Thạc sĩ tiếng Anh là gì? Tất cả điều cần biết về học vị thạc sĩ
Từ thiên niên kỉ thứ 3 trước nông nguyên, Mosaic đã xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà như một loại hình trang trí vô cùng bắt mắt với các mảnh ghép bằng đá màu và ngà voi. Khoảng 1.500 năm sau trước công nguyên, Mosaic gốm ra đời. Đến thiên niên kỉ thứ 8 trước công nguyên, trải qua một cuộc hành trình biến hóa không ngừng, Mosaic gốm đã trở thành loại hình nghệ thuật phát triển nhất dưới đế chế Ba Tư. Mosaic gốm chủ yếu dùng trong trang trí tại các cung điện và đền thờ trong khoảng thời gian này.
Tác phẩm Mosaic từ thời xa xưa
Nghệ thuật Mosaic tiếp tục ghi dấu ấn với tầm ảnh hưởng sâu rộng sang các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại khác. Khảm Mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ. Từ đó, Mosaic phát triển cả về kỹ thuật và màu sắc, được nhiều thế hệ nghệ sĩ kế tục, trở thành một thể loại nghệ thuật đặc thù được ưa chuộng cho tới tận ngày nay.
Mosaic trong trang trí ngày nay
Xem thêm : Caching là gì và nó hoạt động như thế nào?
Mosaic được bắt gặp ở mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, những bậc thang công cộng hoặc thậm chí là trên những vật nhỏ như gương nghệ thuật, các chậu hoa, đồ trang sức… Ngoài ra, Mosaic còn được trình bày như một thể loại trong nghệ thuật đường phố, là một địa điểm “check in” lí tưởng cho giới trẻ hiện nay đó!
Các phương pháp khảm Mosaic
- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp đặt (dán) các vật để khảm lên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này rất phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao như chậu hoa, bình, lọ…hoặc các tác phẩm nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn kha khá thời gian và công sức của người nghệ sĩ bởi nếu để quá lâu, xi-măng hoặc chất kết dính sẽ khô lại và không dùng được nữa.
- Phương pháp gián tiếp: thường được sử dụng cho các dự án rất lớn hoặc dành cho các vùng ghép cần hình dạng cụ thể. Ngoài ra, Mosaic trên băng ghế hoặc mặt bàn cũng thường được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp này vì nó sẽ cho kết quả bề mặt mượt mà hơn.
- Phương pháp gián tiếp đôi: so với các phương pháp gián tiếp, đây là một kĩ thuật phức tạp đòi hỏi một kỹ năng tuyệt vời. Lợi thế lớn nhất của nó là tạo ra khả năng cho phép các nghệ sĩ trực tiếp kiểm soát thành quả cuối cùng, ví dụ như số mảnh ghép cần thiết.
Các thuật ngữ thường thấy trong Mosaic
- Opus regulatum: sử dụng một hệ thống lưới mà tất cả các vật để khảm (tesserae) gióng thẳng đồng thời theo chiều dọc và chiều ngang.
- Opus circumactum: vật để khảm được đặt chéo theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.
- Opus tessellatum: vật để khảm chỉ được sắp xếp theo một chiều dọc hoặc ngang nhất định (không phải cả hai chiều như Opus regulatum). Các vật để khảm trong kĩ thuật Opus tessellatum thường lớn hơn khoảng 4mm. Opus tessellatum là kĩ thuật thường thấy trong tranh khảm Hy Lạp và La Mã.
- Opus vermiculatum: là hình thức biểu cảm nhất của Mosaic. Các vật để khảm được đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh và mô tả hình thức của nó. Bằng cách sử dụng hiệu ứng “vầng hào quang” bao quanh đối tượng chính kết hợp với sự tương phản ánh sáng (màu sắc) cao độ, đây là một trong những hình thức phức tạp và đòi hỏi kĩ thuật nhất trong nghệ thuật Mosaic.
- Opus musivum: vật để khảm nằm trên một hay nhiều đường chạy theo các cạnh của đối tượng chính tương tự như Opus vermiculatum nhưng không xếp xít nhau và trải hết ra toàn bộ nền.
- Opus palladianum: thay vì tạo thành các hàng, sắp xếp theo được hình dạng bất thường và không định ra mô hình sắp xếp cố định.
- Opus classicum: kết hợp Opus vermiculatum với Opus regulatum hoặc Opus tessellatum. Vật để khảm đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh tương phản trong nền được sắp xếp theo kiểu Opus tessellatum hoặc Opus regulatum. Kỹ thuật này tạo ra một hình ảnh sắc nét và rõ ràng.
Lời kết
Trên đây là một vài nét cơ bản và lí thú về nghệ thuật Mosaic. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều loại hình nghệ thuật nổi tiếng khác, hãy tham khảo ngay NHỮNG BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC của ColorME nhé!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp