Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế đối ngoại
Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, những nguyên tắc đó vừa phản ánh những thông lệ quốc tế vừa phải tuân thủ những yêu cầu để ngày càng củng cố chế độ chính trị của đất nước. Những nguyên tắc đó là:
Nội Dung
Nguyên tắc bình đẳng:
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.
Bạn đang xem: Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế đối ngoại
Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu:
+ Phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
+ Phải coi mỗi quốc gia là thành viên trong thị trường quốc tế. Vì vậy, các quốc
Xem thêm : Bộ ảnh phong cảnh chụp bằng điện thoại đẹp đến “ngỡ ngàng”
gia đó phải có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc cùng có lợi:
Nguyên tắc này là cơ sở kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia sẽ không thực hiện được nếu các quốc gia tham dự không cùng có lợi ích kinh tế. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành những điều khoản làm cơ sở để ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế của các nước với nhau.
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia
Trong cộng đồng quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập đều có chủ quyền về mặt kinh tế, chính trị xã hội và địa lý.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc cùng có lợi, vì xét cho cùng thì cùng có lợi về mặt kinh tế sẽ tạo ra cơ sở để cùng có các lợi ích khác. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi bên trong các bên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tôn trọng các điều khoản trong các Nghị định thư và trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Không đưa ra những điều kiện phương hại đến lợi ích của
- Không được dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào nội bộ của quốc gia để can thiệp vào đường lối chính trị của các quốc gia đó.
Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại không phải chỉ có lợi ích kinh tế mà còn phải xử lí tốt mọi quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Mở rộng kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế chủ yếu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm : Quản lý theo Mục tiêu – Ý nghĩa, Nhu cầu và Hạn chế
Các nguyên tắc nói trên trong quan hệ kinh tế quốc tế được nhiều nước thừa nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thường gặp nhiều khó khăn nhất là xử lí quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước khác nhau chế độ chính trị. Vì vậy, mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phải kiên trì giữ tính nguyên tắc, mục tiêu, vừa phải linh hoạt khôn khéo trong sách lược để nắm lấy thời cơ phát triển kinh tế.
Các nguyên tắc nói trên có mối quan hệ biện chứng, xa rời hoặc thực hiện không đồng bộ, không triệt để các nguyên tắc đó sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại và xa rời mục tiêu dẫn đến chệch hướng XHCN.
Quá trình thực hiện các nguyên tắc nói trên là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế:
Hợp tác trong quan hệ kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của thời đại, do tác động thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động cao, chuyên môn hóa sâu sắc; mỗi nước cần phát huy lợi thế của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, mở rộng hợp tác trong quan hệ kinh tế quốc tế, các nước sẽ tận dụng được những thành tựu mà nhân loại tạo ra.
Tất cả điều trên có thể có được thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên.
Song, phải đấu tranh trong quá trình thực hiện vì:
- Về kinh tế: Bảo đảm sự độc lập, tự chủ không bị lệ thuộc một chiều, phát huy nội lực của bản thân nền kinh tế của đất nước. Cần tạo sự ổn định về kinh tế để phát triển, đây cũng là môi trường quan trọng để thu hút nguồn lực bên ngoài.
- Về chính trị: Đấu tranh để đảm bảo thể chế chính trị theo định hướng XHCN của đất nước mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
- Về xã hội: Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập nhưng không hòa tan.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp