Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Khi xem xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ cho trước. Khi quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?, nền kinh tế phải lựa chọn xem các yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào giữa rất nhiều các hàng hóa khác nhau được sản xuất ra.
Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì?
Ở mỗi thời điểm nhất định, một doanh nghiệp (nói riêng) hay một nền kinh tế (nói chung) sẽ có một lượng các yếu tố sản xuất nhất định. Căn cứ vào đó, ta có thể xác định giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp (hay nền kinh tế).
Bạn đang xem: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) là một đường biểu diễn tập hợp tất cả các phương án sản xuất có hiệu quả; Phương án sản xuất có hiệu quả là phương án mà tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đâu ra nào dó thì buộc phải cát giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra khác.
Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi một nền kinh tế có một đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái.
Xem thêm : Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
Đường PPF là đường dốc xuống thể hiện sự đánh đổi (hay chi phí cơ hội) vì nguồn lực là có giới hạn, nên khi muốn có hàng hóa này nhiều hơn, doanh nghiệp đã phải giảm bớt số lượng hàng hóa khác sản xuất được.
Ví dụ
Để đơn giản, giả sử rằng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hóa là thức ăn và quần áo. Để sử dụng hết nguồn lực của nền kinh tế, thì có thể có các cách lựa chọn tổ hợp thức ăn và quần áo trong bảng 1.1 sau đây để sản xuất.
Bảng 1.1 Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau
Khả năng | Lương thực (tấn) | Quần áo (ngàn bộ) |
A | 0 | 7,5 |
B | 1 | 7 |
C | 2 | 6 |
D | 3 | 4,5 |
E | 4 | 2,5 |
F | 5 | 0 |
Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được đường giới hạn khả năng sản xuất.
Phương án lựa chọn A là phương án toàn bộ nguồn lực chỉ sản xuất quần án, tại đây số lượng quần áo được sản xuất ra là nhiều nhất, còn thực phẩm bằng 0. Tại phương án F toàn bộ nguồn lực chỉ tập trung sản xuất lương thực và thực phẩm bằng 5 là nhiều nhất còn quần áo bằng không. Dọc theo đường cong từ phương án A đến phương án F thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên.
Phương án sản xuất A,B,C,D,E,F là những phương án có hiệu quả vì sử dụng hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì phải cắt giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực. Phương án M là phương án sản xuất không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực và tại M muốn tăng quần áo thì không cần phải cắt giảm lương thực vì còn nguồn lực. Phương án N là phương án không thể đạt được của nền kinh tế vì xã hội không đủ nguồn lực.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp