Vai trò của thông tin đối với quản lý doanh nghiệp
Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm được hiện tượng kinh tế – xã hội có liên quan một cách chuẩn xác.
Những thông tin quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng phải nắm được bao gồm:
Bạn đang xem: Vai trò của thông tin đối với quản lý doanh nghiệp
1. Thông tin xác định phương hướng sản xuất kinh doanh
Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất, kinh doanh người có quyền ra quyết định phải nắm được các thông tin về:
- Quan hệ cung – cầu mặt hàng này ở trong và ngoài nước
- Tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này
- Giá cả các yếu tố đầu vào và giá tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong và ngoài nước.
- Trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật đối với quá trình phát triển của mặt hàng này trong hiện tại và tương
2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh
Sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Mọi doanh nghiệp đều phải xuất hiện trên thương trường. Đây là điểm rất khác biệt với cơ chế quản lý kinh tế theo phương hướng quản lý kế hoạch hoá tập trung. Để chiến thắng trong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải tổ chức thu nhập thông tin nội bộ doanh nghiệp vừa phải tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn trên thị trường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu giá cả thích hợp, nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư…
Xem thêm : Chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Bản chất cách mạng, khoa học
3. Thông tin phục vụ tối ưu hóa sản xuất
Đây là thông tin có liên quan đến việc cung và sử dụng các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên liệu, thiết bị máy móc… Trong nền kinh tế thị trường thì “ đầu ra” do thị trường quyết định một cách khắt khe nhưng “ đầu vào” còn tuỳ thuộc một phần vào việc tìm kiếm nó trên thị trường của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc tìm kiếm các yếu tố này đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng thậm chí của một quốc gia. Người ta có thể tìm thấy nó trên phạm vi toàn cầu hoá do xu hướng toàn cầu hoá.
Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin có liên quan đến sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu tiên ra trên thị trường trong và ngoài nước để ra quyết định tối ưu.
4. Thông tin về kinh tế vĩ mô
Những thông tin về kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng để các doanh nghiệp dự đoán xu thế phát triển trong tương lai gần và tương lai xa để doanh nghiệp tìm ra phương hướng, bước đi phù hợp với tình hình chung, tranh thủ thời cơ và khắc phục rủi ro trong hoạt động của mình.
Đứng trên góc độ tổ chức, việc cung cấp thông tin từ bên ngoài gồm có:
- Thông tin quản lý: Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm với các loại ý kiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc ra quyết định: kinh nghiệm quản lý tiên tiến; những văn bản mới về pháp luật; các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Thông tin kinh tế: bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính, thương mại…
- Thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, chọn và đánh giá công nghệ mà doanh nghiệp có thể nhập, giới thiệu và chuyển
- Thông tin nội bộ là thông tin về quá trình sản xuất , kinh doanh của bản thân doanh nghiệp phải tự tổ chức thu nhập lấy.
Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp
Để có thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp người ta có thể thu nhập từ 2 nguồn thông tin:
Xem thêm : Phân phối là gì?
+ Nguồn thông tin mà doanh nghiệp phải tự tổ chức thu nhập kịp thời.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong quá trình quản lý mà doanh nghiệp tự tổ chức – thu nhập thông tin.
Nếu là thông tin trong phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tổ chức ghi chép ban đầu để có thông tin hoặc tự tổ chức điều tra thống kê (điều tra toàn bộ hoặc điều tra không toàn bộ).
Thông tin ngoài phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan.
+ Nguồn thông tin sẵn có.
Đó là nguồn thông tin lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: rađiô, truyền hình, sách báo, thị trường chứng khoán, thông tin quảng cáo, hội chợ…
Những thông tin này rất có ích khi hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp