Chủ nghĩa Thực dụng: nguồn gốc và luận điểm cơ bản
Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Thực dụng?
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương Tây hiện đại đề cao kinh nghiệm và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Mỹ và sau những năm 40 thế kỷ XX, địa vị chủ đạo của nó trong triết học Mỹ đã được thay thế bằng các trường phái triết học châu Âu đực truyền bá vào Mỹ. Nhìn chung triết học thực dụng đều giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm, coi tri thức là công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lý là cái có ích.
Bạn đang xem: Chủ nghĩa Thực dụng: nguồn gốc và luận điểm cơ bản
Xem thêm : Trợ cấp thôi việc điều 46
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ, người sau đó trở thành đại biểu chủ yếu là Giêmxơ. Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. Cho nên, họ đã từng coi triết học của họ không phải là lý luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp.
Chủ nghĩa thực dụng đề cập đến phương pháp tư duy đặc thù. Đó là phương pháp tư duy không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu xem khi được sử dụng nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và lý luận không phải là sự giải đáp về thế giới, mà muốn phân biệt ý nghĩa và giá trị của nó thì không phải là xem nó có phản ánh đúng hiện thực hay không mà là xem hiệu quả có thể kiểm nghiệm được của nó khi ứng dụng vào thực tế.
Xem thêm : Nhà soạn nhạc Joseph Haydn
Đối với những người theo chủ nghĩa thực dụng thì kinh nghiệm không có tính chủ quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần túy” hoặc là “kinh nghiệm nguyên thủy”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa: nó bao gồm mọi cái thuộc về ý thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự vật, sự kiện khách quan. Bản thân nó không có sự khác biệt và đối lập về nguyên tắc giữa chủ quan và khách quan, v.v… Việc chủ nghĩa thực dụng dùng hiệu quả để thẩm định tất cả là nhằm phủ định thế giới bên ngoài và quy luật khách quan, họ đã tuyệt đối hóa tác dụng của ý chí con người nên đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với lý luận kinh nghiệm của nó. Bởi họ cho rằng tư duy của con người là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người, chứ không phải là hình ảnh chủ quan của con người về thế giới khách quan, mà nó chỉ là mối quan hệ giữa những kinh nghiệm với nhau. Xét một quan niệm có phải là chân lý hay không, thì không xem nó có phù hợp với hiện thực khách quan hay không, mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hữu dụng hay không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêu chuẩn để phân biệt chân lý và sai lầm.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những chủ quan, mà còn có khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rõ rệt. Bởi họ cho rằng chân lý là cái thỏa mãn nhất khi con người cảm nhận được hiện thực bằng những kinh nghiệm, tùy thuộc vào sự hứng thú và lợí ích của từng người, từng thời gian và địa điểm khác nhau. Chính vì vậy, chủ nghĩa thực dụng đã cường điệu tính cụ thể và tính tương đối của chân lý đẫn đến tách rời tính cụ thể – tính tương đối – tính tuyệt đối của chân lý và phủ nhận chân lý khách quan, v.v…
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức