Các chính sách, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Các chính sách, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô: Có 4 loại
Nội Dung
Chính sách tài khóa
Là những quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế, giúp chính phủ duy trì sản lượng và việc làm ở mức mong muốn, Về mặt dài hạn, chính sách tài khóa có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài.
Bạn đang xem: Các chính sách, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa có 2 công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của chính phủ và thuế:
- Chi tiêu của chính phủ (G): là khoản chi để mua các hàng hóa, dịch vụ của khu vực công cộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng.
- Thuế (T): Là nguồn thu của chính phủ: Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân ® tác động đến tổng cầu và sản lượng, cũng có thể tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn.
Chính sách tiền tệ
Là những quy định của ngân hàng trung ương để tăng hoặc giảm mức cung tiền nhằm tác động đến tín dụng trong nền kinh tế, giúp chính phủ ổn định phát triển nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ có 2 công cụ chủ yếu đó là mức cung về tiền (MS) và lãi suất (i). Khi ngân hàng trung ương thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân > ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng.
Chính sách thu nhập và giá cả
Là các quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ, giúp chính phủ chống lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát
Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung đã ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập.
Chính sách kinh tế đối ngoại
Là các quyết định của chính phủ nhằm tác động vào xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và các hoạt động đối ngoại khác.
Bao gồm các công cụ về:
Xem thêm : Sản xuất hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời, tồn tại và đặc trưng
– Quản lý ngoại hối.
– Quản lý tỷ giá hối đoái.
– Kiểm soát ngoại thương (chủ yếu là xuất khẩu)
+ Chính sách thuế quan; Kiểm soát thông qua hàng rào thuế (đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu thì thuế ưu đãi…).
+ Chính sách phi thuế quan: thông qua hạn ngạch (quota) (chỉ cấp cho những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu: xuất bao nhiêu? Khi nào?); tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn.
Xem thêm: Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp