Bảo lãnh thanh toán là gì? Quy định & thủ tục bảo lãnh thanh toán mới nhất
Thủ tục thanh toán là một phần quan trọng không thể thiếu trong các hợp đồng thương mại nội địa và quốc tế. Để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra theo đúng cam kết, các bên thường sử dụng hình thức bảo lãnh thanh toán. Vậy bảo lãnh thanh toán là gì? Quy định và thủ tục bảo lãnh thanh toán như thế nào? Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
Bảo lãnh thanh toán là gì?
Trước khi tìm hiểu bảo lãnh thanh toán là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm “bảo lãnh”
Bạn đang xem: Bảo lãnh thanh toán là gì? Quy định & thủ tục bảo lãnh thanh toán mới nhất
Theo quy định ở điều 335 trong Bộ Luật dân sự 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ“.
Có rất nhiều dạng bảo lãnh xuất hiện trong hợp đồng thương mại: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành,….
Bảo lãnh thanh toán là một cam kết bằng văn bản được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
Trong đó:
- Bên bảo lãnh: là bên thứ 3, đại diện tài chính cho bên được bảo lãnh, thường là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước.
- Bên được bảo lãnh: người yêu cầu mở bảo lãnh thanh toán, là bên có trách nhiệm thanh toán được quy định trong hợp đồng. Thông thường là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….
- Bên nhận bảo lãnh: người được hưởng khoản thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán,…
>> Xem thêm: Vay thế chấp là gì?
Mẫu bảo lãnh thanh toán
Xem thêm : Thẻ meta là gì? Sử dụng thế nào khi SEO website?
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mở bảo lãnh thanh toán thông qua một ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp đó sử dụng cho các hoạt động tài chính của mình. Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có các mẫu bảo lãnh thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của bảo lãnh thanh toán về cơ bản cần phải có những nội dung sau:
- Số chứng thư bảo lãnh
- Thông tin của bên nhận bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
- Thông tin của bên bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
- Thông tin của bên được bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
- Giá trị của bảo lãnh thanh toán (thông thường, bảo lãnh thanh toán có giá trị bằng 100% giá trị của hợp đồng được ký kết giữa 2 bên)
- Thông tin về hợp đồng, thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên: Số hợp đồng, ngày ký kết,…
- Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh thường là “vô điều kiện, không hủy ngang”.
- Điều kiện để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán: hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh đã không hoàn thành đúng nghĩa vụ thanh toán, yêu cầu thanh toán, chứng thư bảo lãnh bản gốc,….
- Thời hạn bảo lãnh: XX ngày kể từ ngày phát hành, hoặc tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên
- Số lượng chứng thư bảo lãnh thanh toán: thường chỉ có 1 bản gốc
Chúng ta có thể tham khảo mẫu bảo lãnh thanh toán của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam dưới đây:
Quy định về bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán cũng như các loại bảo lãnh khác đều có quy định chung như sau:
- Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh thanh toán sẽ chỉ giới hạn số tiền được nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán, chứ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nghĩa là, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, bất kể đó là tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường,….
- Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
- Trong trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.
Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng
Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Phát sinh yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Bước 2: Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản gồm:
+ Đơn đề nghị mở bảo lãnh
+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
+ Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo
Xem thêm : Source Code (Mã nguồn) là gì? Tổng hợp các loại mã nguồn phổ biến làm web
+ Hợp đồng thương mại
- Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ được khách hàng cung cấp dựa trên các yếu tố:
– Tính khả thi của dự án
– Tính pháp lý
– Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh
– Tài sản đảm bảo
– Tình hình tài chính của bên được bảo lãnh
Nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng theo các tiêu chí nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành mở bảo lãnh thanh toán đối với Hợp đồng thương mại đã được ký kết đó.
- Bước 4: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh (tách biệt hoàn toàn với hợp đồng thương mại)
- Bước 5: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
- Bước 6: Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán (trả gốc, lãi, các khoản phí phát sinh)
Kết luận
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bảo lãnh thanh toán. Hy vọng, các bạn đã hiểu bảo lãnh thanh toán là gì và có thêm cho mình một kiến thức tài chính mới được áp dụng thường xuyên và phổ biến trong hoạt động thương mại.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp