Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì?
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, giáo dục tồn tại cùng với sự phát triển của dân tộc và luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước. Giáo dục không chỉ đóng vai trò phổ cập giáo dục mà còn tạo ra nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cho xã hội. Chịu trách nhiệm quản lý giáo dục ở trung ương là Bộ giáo dục và đào tạo.
Để tìm hiểu các thông tin liên quan đến cơ quan này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì? của công ty Luật Hoàng Phi.
Bạn đang xem: Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì?
Nội Dung
Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì?
Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là Ministry of Education & Training, trong đó (i) Ministry là danh từ được dùng để chỉ Bộ (ii) Education là danh từ chỉ sự giáo dục, nền giáo dục (iii)Training là danh từ được dùng để chỉ sự đào tạo, quá trình đào tạo.
Để tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ giáo dục và đào tạo, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì?
Ở Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Trong suốt quá trình phát triển, đến nay giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Vị trí, chức năng Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác.
Bộ giáo dục thực hiện quản lý giáo dục trên các phương diện sau:
– Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục ;
– Quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ;
– Phát triển đội ngũ giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục;
– Cơ sở vật chất và thiết bị trường học;
– Bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục;
– Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Cơ cấu tổ chức Bộ giáo dục và đào tạo
Theo quy định hiện hành, Bộ giáo dục và đào tạo có 26 đơn vị trực thuộc giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm các đơn vị sau:
– Các đơn vị hữu quan: có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
+ Vụ Giáo dục Mầm non
+ Vụ Giáo dục Tiểu học.
Xem thêm : Intern là gì, Internship là gì? Muôn cách ghi điểm với công ty dành cho các thực tập sinh
+ Vụ Giáo dục Trung học.
+ Vụ Giáo dục Đại học.
+ Vụ Giáo dục dân tộc.
+ Vụ Giáo dục thường xuyên.
+ Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
+ Vụ GD chính trị và Công tác hs-sv
+ Vụ Giáo dục thể chất.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Kế hoạch – Tài chính.
+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Thi đua – Khen thưởng.
+ Văn phòng.
+ Thanh tra.
+ Cục Quản lý chất lượng.
+ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
+ Cục Công nghệ thông tin.
Xem thêm : FSC là gì? Chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC là gì?
+ Cục Hợp tác quốc tế.
+ Cục Cơ sở vật chất.
– Các đơn vị trực thuộc: có nhiệm vụ phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
+ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
+ Học viện Quản lý giáo dục.
+ Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
+ Báo Giáo dục và Thời đại.
+ Tạp chí Giáo dục.
Nhiệm vụ, quyền hạn Bộ giáo dục và đào tạo
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ giáo dục và đào tạo được quy định cụ thể tại điều 2, nghị định 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ.
Dưới đây là một số nhiệm vụ quyền hạn của Bộ giáo dục và đào tạo:
– Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, nghị định theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập và phân luồng giáo dục.
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
– Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Ban hành thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực thuộc phạm vi quản nhà nước của bộ.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục, đào tạo.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Qua bài viết Bộ giáo dục và đào tạo Tiếng Anh là gì?, chúng tôi mong rằng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về Bộ giáo dục và đào tạo.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp