BOP là gì? Những điều cần biết viết BOP

0

BOP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Balance of Payments, có nghĩa là cán cân thanh toán quốc tế. Mặc dù đây là một từ ngữ chuyên ngành thế nhưng chúng lại được sử dụng khá phổ biến trong hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu như bạn đang không biết BOP là gì thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

BOP là gì?

BOP có nghĩa là cán cân thanh toán quốc tế – đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Balance of Payment. Có thể hiểu khái niệm cán cân thanh toán quốc tế là một bản ghi chép, báo cáo, thống kê có tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia trong từng khoảng thời gian nào đó nhất định.

balance of payment 15670125027921155929357 0

Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm hiểu xem Balance of Payment là gì thì bạn cũng nên biết được một vài thuật ngữ trong khái niệm bên trên.

  • Giao dịch kinh tế:

Là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, thu nhập và các tài sản giữa tổ chức và cá nhân. Giao dịch kinh tế bao gồm 2 loại là: giao dịch trao đổi và chuyển giao một chiều

can can thanh toan quoc te la gi 1

– Giao dịch trao đổi là giao dịch hai chiều của hai bên. Một bên sẽ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, lao động hay tài sản cho bên kia sau đó nhận lại 1 giá trị kinh tế nào đó.

– Chuyển giao một chiều là các giao dịch giữa hai bên mà một bên cung cấp cho bên kia nhưng không nhận lại giá trị kinh tế.

  • “Người cư trú” và “người không cư trú”:

Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm BOP là gì, trước hết bạn cần tìm hiểu về khái niệm “Người cư trú” và “người không cư trú”. Đây bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, công ty, nhà tổ chức quốc tế, các đơn vị có trụ sở trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia và tiến hành giao dịch kinh tế trong vòng từ 1 năm trở lên. “Người cư trú” là những người có thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ quốc gia mà bạn cư trú. Còn “người không cư trú” bao gồm những trường hợp dưới đây:

giao dich thuong mai quoc te 1 2

+ Những người này có thể là các sinh viên, bệnh nhân đi chữa bệnh, người đi ngoại giao đang làm việc và sinh sống trong đại sứ quán, lãnh sự quán được xem là người không cứ trú của quốc gia đó không kể thời gian dài hay ngắn.

+ Các lãnh sự quán, đại sứ quán hay các căn cứ quân sự

+ Các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UN, IMF…

Xem thêm: CVV là gì? Phân biệt CVV và CVC, CSC

Những điều cần biết về BOP

Đặc trưng của BOP là gì?

Các khoản giao dịch kinh tế của BOP chỉ phản ánh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể là 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc từ năm này sang năm kia…

ty gia ngoai te 3

Vậy đồng tiền được sử dụng trong cán cân thanh toán quốc tế là gì? Đối với các nước phát triển có đồng tiền tự do chuyển đổi thì đồng tiền được ghi chép trong BOP thường là nội tệ. Bên cạnh đó, những nước có đồng tiền thường xuyên biến động hoặc không tự do chuyển đổi thì sử dụng 1 ngoại tệ được tự do chuyển đổi và được sử dụng nhiều để thanh toán quốc tế của quốc gia này. Tuy nhiên, theo như Quỹ tiền tệ quốc tệ thì đồng USB vẫn nên sử dụng để làm cán cân thanh toán quốc tế.

Cấu trúc của BOP

Cấu trúc của BOP bao gồm 3 thành phần chính là: tài khoản vãng lai (Current account), tài khoản vốn và tài chính (Capital account) và tài khoản dự trữ (Official reserve):

can can quoc te 4

  • Tài khoản vãng lai (Current account là gì): là ghi chép các hoạt động như:

+ Xuất nhập khẩu hàng hóa

+ Trao đổi các dịch vụ như du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển….

+ Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ thuộc quyền sở hữu của nước ngoài nhưng hoạt động ở trong nước hoặc cho các nhân tốc thuộc sở hữu trong nước nhưng hoạt động ở nước ngoài.

+ Quà tặng, quà biếu cho người nước ngoài hoặc từ bên nước ngoài viện trợ, đóng góp cho các tổ chức quốc tế.

bop la gi 1 5

  • Tài khoản vốn (Capital account là gì?): là ghi chép lại các hoạt động như

+ Các tín dụng ngắn hạn: quỹ tín dụng thương mại, hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế hay các nước khác

+ Các tín dụng dài hạn: khoản cho vay dài hạn hoặc đi vay của chính phủ và tư nhân

  • Tài khoản dự trữ (Official reserve):

Bao gồm các khoản mua, bán ngoại tệ, giao dịch của ngân hàng nhà nước với các cá nhân, tổ chức, cơ quan tiền tệ trong và ngoài nước.

Những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế thường có sự thay đổi thường xuyên bởi chúng sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

+ Cán cân mậu dịch: đây được xem là một yếu tố quan trọng để quyết định đến vị trí của cán cân thanh toán quốc tế.

+ Lạm phát: nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn so với các quốc gia có quan hệ mậu dịch sẽ khiến cho khối lượng xuất khẩu giảm và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa.

can can thanh toan la gi 6

+ Thu nhập quốc dân: nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng thì mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng.

+ Tỷ giá hối đoái: nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm rồi sau đó dẫn đến nhu cầu hàng hóa đó cũng sẽ giảm.

+ Sự ổn định chính trị của đất nước: đây là cơ sở để phát triển kinh tế của một quốc gia. Nếu như chính sách đối ngoại phù hợp sẽ sẽ giúp cho mọi yếu tố khác phát triển.

+ Trình độ quản lý kinh tế của chính phủ: nếu trình độ quản lý tốt sẽ dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm BOP là gì cũng như những điều cần biết về thuật ngữ này. Cùng chia sẻ nếu thấy bài viết này có ích nhé!

>> Xem thêm: Brief là gì? Cách viết Brief mẫu CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.