Brass là gì? Những tính chất và công dụng của brass trong cuộc sống!
Brass và đồng thau có liên quan gì đến nhau mà chúng thường được sử dụng thường xuyên và có thể thay thế nhau? Hãy cùng phế liệu 247 giải đáp vậy rốt cuộc Brass là gì và công dụng to lớn mà chúng đem lại.
Nội Dung
Brass là gì? Thành phần cấu tạo nên Brass
Brass có tên gọi quen thuộc hơn đó là là đồng thau (hay latong) là một loại hợp kim phổ biến của đồng bên cạch đồng thiếc (bronze), đồng nhôm, đồng sillic, đồng niken, niken bạc.
Bạn đang xem: Brass là gì? Những tính chất và công dụng của brass trong cuộc sống!
Xem thêm : ICU là gì? Đặc điểm cần nắm rõ của ICU
Thành phần cấu tạo nên brass là gì? Thực chất brass được cấu tạo bởi hai kim loại là đồng (Cu) và kẽm (Zn) được trộn và nung với nhau. Tỷ lệ pha chế giữa đồng và kẽm sẽ cho ta mỗi loại đồng thau khác nhau và thường được phân biệt thông qua sắc tố màu mà chúng thể hiện. Một số loại brass mà ta có thể nhận thấy qua sắc tố như:
- Nếu hàm lượng kẽm là 18% – 20% thì đồng thau có màu đỏ
- Từ 20% – 30% là kẽm thì có màu vàng nâu
- Cao hơn là 30% – 42% thì có màu vàng nhạt
- 50% – 60% thì có màu vàng bạch
Lịch sử phát triển của brass là gì?
Brass được người tiền sử biết đến khá sớm, trước rất lâu khi con người tìm ra kẽm. Nó là sản phẩm có trong quặng calamin, là một khoáng vật chứa đồng và kẽm.
Nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam là một trong những nền văn hóa đồng thau rực rỡ cách ngày nay trên 3.000 năm. Những sản phẩm đồng thau tinh xảo và tuyệt đẹp cùng với văn minh nhân loại mở ra thời kỳ đồ đồng rực rỡ. Trong quá trình nấu chảy quặng calamin, kẽm được tách ra và hòa lẫn vào đồng tạo thành đồng thau tự nhiên. Kẽm trong brass đã giúp cho điểm nóng chảy của đồng thấp xuống đáng kể, tăng tính đúc vì vậy đã cho ra những sản phẩm thuộc thời đại đồ đồng tuyệt đẹp và sắc sảo, cũng như giữ được màu sắc trường tồn.
Trong văn hóa Đông Sơn, mặc dù dùng tên gọi là đồng thau nhưng thực chất là hợp kim của đồng- thiếc hoặc đồng – chì – thiếc (còn gọi là bronze). Hợp kim đồng – kẽm sau này mới được sử dụng vào khoảng thế kỷ 17 trở lại đây. Hợp kim đồng kẽm là kỹ thuật hợp kim của phương Tây chứ không phải là hợp kim mang tính truyền thống của Việt Nam.
Tính chất của Brass là gì?
Xem thêm : Dòng điện cảm ứng là gì? Chiều và ứng dụng của dòng điện cảm ứng
Brass có độ dẻo chỉ sau đồng nguyên chất nhưng lại có tính dẻo hơn kẽm. Điểm nóng chảy tương đối thấp của đồng thau (900 đến 940 °C, 1.650 đến 1.720 °F, tùy thuộc vào thành phần) và đặc tính dòng chảy của nó làm cho nó trở thành một vật liệu tương đối dễ đúc. Bằng cách thay đổi tỷ lệ của đồng và kẽm, các tính chất của đồng thau có thể được thay đổi, cho phép đồng thau cứng hoặc mềm.
Ngày nay, gần 90% tất cả các hợp kim brass được tái chế. Phế liệu 247 là doanh nghiệp chuyên thu mua phế liệu đồng hay brass các loại. Một vài tính chất nổi bật của brass là gì? Brass không có từ, nó có thể được tách ra khỏi phế liệu kim loại bằng cách chuyển phế liệu gần một nam châm cực mạnh. Phế liệu brass được thu thập và vận chuyển đến xưởng đúc nơi nó được nấu chảy và đúc lại thành phôi. Phôi được nung nóng và đùn thành hình dạng và kích thước mong muốn. Độ mềm chung của brass thường có thể được gia công mà không cần sử dụng chất lỏng cắt, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ.
Với những tính chất trên, vậy ứng dụng của brass là gì? Hợp chất này có màu sắc khá giống với màu của vàng, có thể suy trì được độ sáng bóng trong điều kiện môi trường bình thường. Do đó, nó được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như đồ trang trí, vật liệu hàn, thiết bị điện, các loại đầu đạn súng cá nhân và rất nhiều các nhạc cụ hơi.
Như vậy, brass là một chất vô cùng thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, nó là một loại hợp chất phổ biến của đồng. Phế liệu 247 là doanh nghiệp chuyên thu mua phế liệu đồng giá cao nhất thị trường. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6891 để được phục vụ tốt nhất.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp