Tiêu chuẩn CE là gì? Sản phẩm nào cần tiêu chuẩn này?

0

Chắc hẳn chúng ta không ít lần thấy biểu tượng CE Marking trên các sản phẩm cao cấp như máy móc, thiết bị điện, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em… Có bao giờ bạn thắc mắc cái dấu CE đó nghĩa là gì, và làm cách nào để những sản phẩm đó có con dấu đó không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn.

Tiêu chuẩn CE là gì?

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne”, có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU – European Union) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại”, là “giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association – Hiệp hội Thương mại Tự do), đồng thời được chấp nhận tại hầu hết tất cả các nước trên thế giới.

Nếu sản phẩm không có chứng nhận CE thì hàng hóa đó sẽ bị Hải quan nước nhập khẩu thu giữ và cấm không cho phép hàng hóa được lưu thông vào nước của họ.

CE Marking - Tiêu chuẩn CE

Làm thế nào để có được CE Marking?

Có một điều mà ít ai biết: đó là ở Châu Âu, các nhà sản xuất họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn ce nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu đề ra về sản phẩm do họ sản xuất. Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU. Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra.

Vì vậy thường là những công ty tầm cỡ có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới dám tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới một tổ chức có chức năng chứng nhận đánh giá như TUV, SGS… giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường. Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu.

Các công ty nằm ngoài châu Âu sẽ không được tự công bố. Nên việc nhờ tới các tổ chức đánh giá công bố tiêu chuẩn cho mình là việc bắt buộc. Có một điều các bạn cần chú ý đó là tổ chức đánh giá đó phải có văn phòng ở Châu Âu thì giấy chứng nhận của họ cấp mới có hiệu lực.

Khi tổ chức đánh giá kiểm tra sản phẩm đã phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn CE thì nhà sản xuất sẽ được họ cấp cho giấy chứng nhận CE, lúc đó phía nhà nhà xuất mới có thể gắn dấu CE trên sản phẩm của mình và sản phẩm đó mới có thể được lưu thông vào thị trường Châu Âu.

Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng sản phẩm mà đó là các tiêu chuẩn về sự an toàn. Một sản phẩm được gắn mác tiêu chuẩn CE điều đó đã nói lên rằng sản phẩm này đạt độ an toàn tốt cho người sử dụng theo tiêu chuẩn của Châu Âu công bố. Tuy nhiên, khi sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE, các khâu đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, mọi thứ sẽ trở nên bài bản và có quy định rõ ràng cụ thể. Điều này đã vô hình chung giúp tránh đi các sai sót không đáng có, nên sản phẩm làm theo mô hình này sẽ có chất lượng hơn và mẫu mã cũng sẽ đẹp hơn.

Sản phẩm yêu cầu áp dụng CE Marking

Số

Tên chỉ thị

Sản phẩm

Liên quan tới EC

1

Machinery Directive

Máy móc công nghiệp

2006/42/EC

2

Low Voltage (LVD)

Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V ~ 1000V , DC 75V ~ 1500V

2014/35/EU

3

Electro-magnetic Compatibilty (EMC)

Thiết bị điện và điện tử

2014/30/EU

4

Medical Device

Thiết bị y tế

93/42/EEC

5

Active Implantable medical Device

Thiết bị y tế cấy dưới da

90/385/EEC

6

In Vitro Diagnostic medical Device

Các thiết bị y tế ống nghiệm

98/79/EC

7

Lifts Directive

Thang máy

2014/33/EU

8

Equipment Explosive Atmspheres

Sản phẩm chống cháy nổ

94/9/EC

9

Toys

Đồ chơi trẻ em

2009/48/EC

10

Simple Pressure Vessels

Thiết bị áp lực đơn

2014/29/EU

11

Appliances Burning Gaseous Fuels

Thiết bị khí đốt

2009/142/EC

12

Radio Equipment

Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây

2014/53/EU

13

Non-automatic weighing instruments

Thiết bị cân không tự động

2009/23/EC

14

Personal Protective Equipment

Thiết bị bảo vệ cá nhân

89/686/EEC

15

Hot-water Boilers

Nồi hơi nước nóng

92/42/EEC

16

Construction Products

Vật liệu xây dựng

(EU) No 305/2011

17

Cableway installations designed to carry persons

Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân

2000/9 / EC

18

Pressure Equipments

Thiết bị áp lực

2014/68/EU

19

Explosives For Civil uses

Các loại thuốc nổ dân dụng

93/15/EEC

20

Recreational Craft

Du thuyền

94/25/EC

21

Measuring instruments

Dụng cụ đo lường

2004/22/EC

22

Packaging and packaging waste

Thùng để đóng gói

94/62/EC

23

Pyrotechnic articles

Pháo hoa

2007/23/EC

Cấp độ hệ thống tiêu chuẩn CE

Hệ thống tiêu chuẩn CE được các nhà đánh giá phân làm 3 cấp độ:

Lớp A: Tiêu chí dành cho những tiêu chuẩn chung nhất về máy móc: như tiêu chuẩn EN292 qui định chung về sự an toàn máy. Lớp B: Tiêu chí dành cho một nhóm máy: ví dụ EN60204 cho các sản phẩm là tủ điện máy, EN60529 là tiêu chuẩn xác định các cấp độ bảo vệ cho thiết bị, EN1672 là tiêu chuẩn cho các máy xử lý thực phẩm. Lớp C: cho một loại máy cụ thể. Ví dụ: máy cắt cỏ, máy cưa, máy ép gói …

Quy định dán nhãn CE lên sản phẩm

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số quy định chung như sau:

– Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên – Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm – Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất

Phân biệt tiêu chuẩn CE với China Export

Lưu ý: trên thị trường còn có một biểu tượng CE nữa khá là phổ biến, đó là China Export – Hàng Trung Quốc Xuất Khẩu. Các bạn để ý kỹ logo để tránh nhầm lẫn giữa 2 chứng chỉ này

Conformité Européenne vs China Export - Tiêu chuẩn CE
Conformité Européenne vs. China Export

— tổng hợp 25giay.vn, 25giay.vn —

o0o

Bạn có thể tham chuyên mục Kiến Thức Lượm Lặt để đọc thêm những bài viết thú vị khác của Chân Đất Blog nhé.

❥ FOLLOW Chân Đất & Cóc: ► Chân Đất Blog: 25giay.vn ► Nhà Của Cóc: 25giay.vn/CocHouse ► Chân Đất Channel: 25giay.vn/chandat ► Chăn Dắt Bang: https://fb.com/groups/chandatbang ► Chân Đất Fanpage: 25giay.vn/25giay.vn ► Facebook Cóc Admin: 25giay.vn/luckyluke1080 ► Email liên hệ: [email protected]

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.