Thép carbon là gì? Có tốt hơn inox không?

0

Sắt thép là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trên Thế giới. Tuy nhiên, hợp kim của chúng lại nhiều vô kể. Trong đó, điển hình nhất là thép cacbon và thép không gỉ. Vậy, đâu là loại hợp kim tốt hơn? trong bài viết hôm nay, cùng Inox Đại Dương tìm hiểu tất tần tật những khái niệm, đặc điểm tính chất và so sánh với inox ngay nhé!

Thép cacbon là gì?

Thép cacbon là hợp kim của sắt và cacbon. Trong đó, tỉ lệ cacbon trong hợp kim càng cao, thép càng cứng và khó uốn, còn tỉ lệ cacbon càng thấp, thép càng dẻo và mềm, linh hoạt cho việc uốn cong hơn. Tỉ lệ cacbon ảnh hưởng đến tính chất của thép.

Hợp kim Tỉ lệ Tính chất nổi bật Thép cacbon mềm C ≤ 0,25% Thép dẻo, mềm, bền

Có độ cứng thấp

Thép cacbon trung bình 0,3% <C<0,5% Khả năng chịu tác động lực hoặc va đập cao Thép cacbon cao 0,55% <C< 0,65% Khả năng đàn hồi cao Thép cacbon rất cao C ≥ 0,7% Độ cứng cao

Ngoài hai thành tố chính này, thép carbon còn có sự tham gia của một số nguyên tố khác, nhằm gia tăng ưu điểm cho hợp kim hơn. Cụ thể, trong thép cacbon, mangan chiếm tối đa 1,65%, silic chiếm tối đa 0,6%, có tác dụng trong việc khử khí O2.

Thép cacbon là hợp kim của sắt và cacbon
Thép cacbon là hợp kim của sắt và cacbon

Có thể bạn chưa biết: Thành phần cấu tạo của inox

Người trong ngành thường phân loại thép cacbon dựa vào công dụng của nó. Có 3 loại thép:

Thép cacbon thường:

Đây là loại thép phổ biến nhất, thường được sử dụng trong ngành xây dựng và giao thông, cơ khí như để chế tạo các chi tiết nhỏ của máy móc, kết cấu công trình, cầu đường, nhà… hoặc những kết cấu chịu tải trọng hạn chế.

Thép thường còn chia thành 3 loại để người dùng dễ lựa chọn:

  • Loại A: thép được đánh giá bằng yếu tố cơ tính như độ bền, độ cứng hay dẻo)
  • Loại B: thép được đánh giá bằng yếu tố hóa học (thành phần nguyên tố, tỉ lệ cao hay thấp).
  • Loại C: Thép được đánh giá bằng cả 2 yếu tố trên.

Thép cacbon kết cấu:

Nhìn chung, thép cacbon kết cấu có chất lượng tốt hơn so với thép thường vì chúng có tỉ lệ carbon chính xác hơn và thành phần nguyên tố tạp chất (như lưu huỳnh hay photpho) rất ít. Loại thép này có khả năng chịu lực cao nên được sử dụng làm các chi tiết máy* quan trọng, chủ chốt và bị tác động nhiều như bánh răng, trục, con lăn…

Thép cacbon kết cấu
Thép cacbon kết cấu có ứng cao và phổ biến

Thép cacbon dụng cụ:

Nếu thép nào có tỉ lệ C >0.7% và tỉ lệ tạp chất <0.025% sẽ được phân loại vào thép dụng cụ. Đây là loại thép chuyên dùng để làm khuôn, dao cụ, các dụng cụ đục đẽo, đo lường…vì chúng thường có khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn nhưng lại chịu nhiệt kém.

Mild steel là gì?

Mild steel là thuật ngữ chỉ loại thép cacbon thấp, tỉ lệ cacbon từ 0.05% đến 0.25%. Ngoài mild steel, người ta còn gọi là thép nhẹ, thép non hay thép mềm.

Khác với các hợp kim khác, thép nhẹ không chứa những nguyên tố như crom, niken… Những nguyên tố tham gia vào như carbon và nguyên tố khác cũng khá thấp nên tính chất của thép nhẹ dễ dàng phân biệt với thép không gỉ.

So với thép cacbon từ trung bình đến rất cao, thép nhẹ dễ gia công hơn vì khả năng uốn linh hoạt. Các công đoạn như hàn, mài cũng dễ dàng hơn. Điểm hạn chế của nó nằm ở việc không thể làm cứng hơn dù cho thông qua phương pháp nhiệt hay làm nguội.

Mild steel là gì
Mild steel có tên thường gọi là Thép nhẹ, thép non, thép mềm… và rất dễ bị gỉ sắt

Những tính chất đặc trưng khác của thép nhẹ có thể kể đến như:

  • Trọng lượng nhẹ
  • Độ bền kéo thấp
  • Có từ tính
  • Dễ bị oxy hóa nhất so với các loại thép khác
  • Giá thành thấp nhất so với các loại thép khác.

Thép nhẹ có thể được ứng dụng làm đồ nội thất, đồ trang trí, những chi tiết, phụ kiện nhỏ ít quan trọng và không đòi hỏi yêu cầu cao.

So sánh thép cacbon và thép không gỉ

Tuy vậy cũng có một hợp kim khác của thép mang nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến không kém thép không gỉ. Bảng dưới đây giúp phân biệt thép cacbon và thép không gỉ qua những yếu tố nổi bật của 2 hợp kim này..

Bảng so sánh thành phần, tính chất, thẩm mỹ, giá thành và ứng dụng

Bảng so sánh thành phần, tính chất, thẩm mỹ, giá thành và ứng dụng

Thép cacbon Thép không gỉ Thành phần hợp kim Sắt và Carbon là chủ đạo, cùng một số nguyên tố khác (Mangan, Silic, đồng…) Sắt và Crom là chủ đạo, cùng một số nguyên tố khác (Niken, molypden, Niobium…) Khả năng chống oxy hóa Khả năng chống gỉ thấp Nhờ có Crom nên có tác dụng trọng việc chống gỉ sét khá cao. Cơ tính Phụ thuộc vào tỉ lệ carbon mà có tính cứng, dẻo, dễ uốn cong hay dễ gãy. Nhìn chung, so với thép thường, thép không gỉ dẻo hơn, linh hoạt trong uốn cong hơn. (Ngoại trừ inox họ Martensitic thường có tính giòn) Thẩm mỹ Có bề ngoài không thẩm mỹ, sau một thời gian sẽ gỉ sét, trầy xước.

Có thể khắc phục bằng cách sơn màu, sơn tĩnh điện khi là

Bề ngoài sáng bóng, sạch sẽ, không bị gỉ sét. Tính thẩm mỹ cao hơn. Giá thành Thấp hơn Cao hơn Ứng dụng Được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, đồ gia dụng, dân dụng, giao thông vận tải và nhiều ngành khác. Thép carbon tham gia khá nhiều và chiếm sản lượng lớn nhất trong các loại thép sử dụng trên Thế giới. Inox được sử dụng trong nhiều ngành cơ khí, chế tạo, đóng tàu, y tế…và đặc biệt là ngành trang trí nội – ngoại thất vì những đòi hỏi về độ bền, khả năng chống oxy hóa và thẩm mỹ cao.

Xem thêm: Thép là gì? có bao nhiêu loại

Kết luận

Không có vật liệu nào tốt hơn, chỉ có vật liệu phù hợp hơn. Nắm rõ thành phần, tính chất và công dụng của các loại thép khác nhau giúp người sản xuất lựa chọn chính xác vật liệu, giảm chi phí sản xuất mà còn giúp khai thác tối đa công năng của vật liệu, từ đó tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu cuộc sống con người.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn đọc, để xem toàn bộ kiến thức chuyên sâu về inox click tại đây

Ban biên tập: Inox Đại Dương

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.