Ăn Cơm Chó là gì, nguồn gốc Cơm Tró, Ăn Cẩu Lương trên FB, Tiktok
Cơm Chó là gì, tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc Cơm Tró, Ăn Cơm Tró, Cẩu Lương, Ăn Cẩu Lương trên Facebook, Tiktok hay ngôn tình. Bạn dễ bắt gặp nhiều câu nói khó hiểu kiểu như, Noel năm nay ra đường nhiều Cơm Tró lắm, 14 tháng 2 chắc lại phải ăn cẩu lương rồi.
Để ý trào lưu “ngàn lần anh yếu đuối ngàn lần để nước mắt rơi” trên TikTok với cảnh 2 bạn đi xe máy, nhìn sang cặp đôi khác đang ôm nhau thì giơ tay xe mặt, ngoảnh đầu đi hướng khác. Đó người ta gọi là đã FA rồi ra đường lại phải Ăn Cơm Chó, Ăn Cẩu Lương.
Bạn đang xem: Ăn Cơm Chó là gì, nguồn gốc Cơm Tró, Ăn Cẩu Lương trên FB, Tiktok
Nội Dung
Cẩu Lương là gì, Cơm Chó là gì trên Facebook, TikTok
Trào lưu này bắt nguồn từ Trung Quốc. Cẩu lương (狗粮, phiên âm: /gǒu liáng/) dịch sang tiếng Việt thành Cơm Chó hay Cơm Tró (đọc lái). Cẩu là chó, còn Lương là lương thực.
– Ý nghĩa từ Crush là gì?
– ARMY có nghĩa là gì?
– Vì sao gọi ngoại tình là Bị Cắm Sừng?
– Ulzzang có nghĩa là gì?
Xem thêm : "Món Khai Vị" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
– Ý nghĩa Mi Nơ là gì?
– Hàng Fake có nghĩa là gì?
Nhưng giới trẻ Trung Quốc lại hay dùng từ Cẩu Lương Cơm Tró để chỉ Những Cảnh Tình Cảm, Ôm Hôn Thắm Thiết của 2 nhân vật chính trên màn ảnh. Từ đó mở rộng ra trong cuộc sống hằng ngày, thì cảnh ôm hôn của các cặp đôi ngoài đường hay bất kỳ đâu thì người ta gọi đó là Cơm Chó, hay Cẩu Lương.
Thực tế cái món cơm chó này không NGON MẮT chút nào với các thanh niên độc thân. Từ nghĩa gốc Cơm Tró là cảnh tình cảm của các đôi, chúng ta có nhiều từ lóng khác rất thú vị.
Phát Cẩu Lương là gì, Rải Cơm Tró là gì trên Facebook, Tiktok?
Rải, Phát Cẩu Lương hay Rải, Phát Cơm Chó: là từ dùng chỉ tình trạng các cặp đôi cố tình thể hiện tình cảm trước mặt người khác, đặc biệt là dân FA độc thân. Nhìn nó cứ gọi là cay, nhưng các đôi yêu nhau lại thích điều đó, vừa trêu ngươi vừa tạo cảm xúc lạ giữa đám đông. Vì mà Rải Cẩu Lương, Rải Cơm Chó trở thành nghệ thuật chọc tức FA.
Ăn Cẩu Lương là gì, Ăn Cơm Chó là gì trên Facebook, TikTok?
Giờ bạn đã mường tượng ra nghĩa của từ Ăn Cơm Tró là gì trên Facebook hay Tiktok rồi chứ. Chúng ta sẽ gặp những lời than vãn như: Tết này ở nhà cho lành, ra đường dễ bị Ăn Cơm Chó Lắm. Đêm Noel hay lễ tình nhân, Cơm Tró nhiều ghê ta, thanh niên FA mà phải Ăn Cẩu Lương chắc buồn lại thêm buồn.
Ăn Cẩu Lương Cơm Chó là từ dùng để chỉ tình cảnh những người FA độc thân phải nhìn phải cảnh các đôi âu yếm, ôm hôn thắm thiết. Lúc đó, cảm giác ăn cơm chó chẳng dễ chịu chút nào, vừa buồn vừa tủi, xen lẫn ganh tỵ, đố kỵ, rồi cô đơn lại thêm cô đơn mà thôi.
Xem thêm : Giải nghĩa personal intelligent communicator là gì?
Trong trường hợp này, người FA độc thân được gọi là Ngược Cẩu, vì phải chịu tran tấn bởi Cơm Tró (các đôi yêu nhau thể hiện tình cảm trước mặt).
Một số cụm từ lóng liên quan tới Cẩu Lương Cơm Chó
-Cẩu độc thân là gì: (hay Độc Thân Cẩu) là từ lóng để gọi vui những người FA độc thân, kiểu giống như chú Chó độc thân vui vẻ, vừa mang tính động viên, lại đôi chút xúc xiểm vào nỗi đau alone.
-Rải/ Phát cẩu lương: như đã nói ở trên, là cụm từ chỉ cảnh cặp đôi yêu nhau cố tình thể hiện tình cảm nồng ấm, ngọt ngào trước mặt những người độc thân khác. Rải Cơm Chó chẳng khác nào rải độc cả, đó là tội ác.
-Ăn cẩu lương, ăn cơm tró: là việc anh em độc thân ra đường phải nhìn thấy cảnh ôm hôn ngọt ngào, những cử chỉ thân mật nhìn đến ghét của các cặp đôi yêu nhau.
-Ngược Cẩu là gì: người phải ăn cơm chó được gọi là Ngược Cẩu. Hay hành động Rải Cơm Chó được cho là Ngược Đãi Người Độc Thân (Ngược Cẩu). Có 2 cách hiểu vậy, tùy bạn áp dụng như thế nào.
-Mua Cẩu Lương, Mua Cơm Chó: là từ chỉ việc phải nhìn thấy cảnh tình cảm của các đôi yêu nhau. Kiểu như, tự nhiên (mua) chuốc lấy nỗi đau vậy.
Ở đây, 25giay.vn nhấn mạnh, bạn chỉ cần nắm được ý nghĩa Cơm Chó là gì, Cẩu Lương là gì, cũng như từ Ăn Cơm Tró là gì (Ăn Cẩu Lương là gì). Từ đó áp dụng linh hoạt với các cụm từ khác.
Trào lưu cơm chó cẩu lương bắt nguồn từ Trung Quốc, được dân mạng yêu ngôn tình truyền tay nhau, rồi nở rộ trên các mạng xã hội Việt Nam như TikTok, Facebook.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp