Cán bộ công nhân viên là gì? Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức dễ hiểu nhất
Có thể nói, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh nguồn nhân lực là lao động lao động trong các lĩnh vực thì đối với những người đang làm việc trong bộ máy nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập như cán bộ, công chức cấp cơ sở đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế – xã hội. Thực tế, cán bộ, công chức, viên chức đều là những người làm việc trong những cơ quan, đơn vị nhà nước. Vậy, có thể phân biệt sự khác nhau giữa cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện qua những tiêu chí nào?
- Tiêu chuẩn CE là gì? Sản phẩm nào cần tiêu chuẩn này?
- Gia trưởng là gì? 3 dấu hiệu nhận biết chính xác tướng đàn ông gia trưởng
- Tín hiệu Analog là gì? Sự khác biệt giữa công nghệ Digital và Analog
- STEM là gì? Giáo dục stem là gì? 3 mức độ triển khai vào chương trình giáo dục
- What Do You Mean là gì và cấu trúc What Do You Mean trong Tiếng Anh
Luật sư tư vấn quy định về cán bộ – công chức – viên chức: 1900.6568
Nội Dung
1. Cán bộ công nhân viên là gì?
Cán bộ công nhân viên là cách gọi vắn tắt, ngắn gọn của cán bộ Nhà nước, công chức Nhà nước, nhân viên viên chức Nhà nước. Hiện không có văn bản nào có định nghĩa chính xác cụm từ trên. Các văn bản mới chỉ định nghĩa tách riêng cán bộ là gì, công chức là gì, viên chức là gì. Các khái niệm này, được chúng tôi nêu ở phần trình bày phía dưới!
2. Quy định về cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), cán bộ, công chức, viên chức được hiểu như sau:
Thứ nhất, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thứ ba, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức được phân loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:
Xem thêm: Quy định về tuyển dụng viên chức theo Luật Viên chức 2010
Một là, theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
– Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;
– Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Xem thêm: Hình thức kỷ luật đối với viên chức nghỉ làm không xin phép
3. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), có thể phân biệt cán bộ, công chức, viên chức dựa trên các tiêu chí sau đây:
3.1. Về nơi làm việc
Thứ nhất, đối với cán bộ, theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cán bộ xã làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Thứ hai, công chức theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) được làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
Thứ ba, theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
3.2. Điều kiện để trở thành cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), cá nhân trở thành cán bộ, công chức, viên chức thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất, cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
Thứ hai, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm
Xem thêm: Mẫu quyết định tuyển dụng viên chức? Quy trình nhận việc đối với viên chức?
Xem thêm : Bed Runner là gì? 5 kinh nghiệm mua Bed Runner cho chủ khách sạn
Thứ ba, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm
3.3. Quy định về chế độ tập sự
Thứ nhất, cán bộ không cần trải qua chế độ tập sự như công chức và viên chức
Thứ hai, cả công chức và viên chức đều phải trải qua thời gian tập sự. Tuy nhiên, quy định về thời gian tập sự của công chức và viên chức hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể:
– Đối với công chức, theo quy định tại Điều 40 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, thời gian tập sự được quy định như sau:
+ 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
+ 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
+ Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Xem thêm: Mục tiêu và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức
– Đối với viên chức, thời gian tập sự được quy định tại Điều 27 Luật Viên chức năm 2010 và Hướng dẫn tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP như sau:
+ 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
+ 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
+ 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
3.4. Về chế độ làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, cán bộ và công chức không làm việc theo chế độ hợp đồng và không phải đóng về bảo hiểm thất nghiệp, viên chức làm việc theo chế độ hợp làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập và phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010 ( Sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), viên chức làm việc theo các loại hợp đồng làm việc sau:
Một là, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp:
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Hai là, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, về chế độ tiền lương
– Cán bộ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Xem thêm: Tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ
– Công chức cũng là đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
– Viên chức là đối tượng có chế độ lương được hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
3.5. Quy định về hình thức xử lý kỷ luật
Xem thêm : Khuẩn lạc là gì? Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri
Thứ nhất, đối với cán bộ
Theo quy định tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), cán bộ vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Bãi nhiệm.
Lưu ý:
– Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
– Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
– Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thứ hai, đối với công chức
Theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức vi phạm quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Giáng chức;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Lưu ý:
– Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức năm 2010, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Lưu ý:
– Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
– Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp