CO và CQ là gì? Vì sao phải có CO CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Nội Dung
CO và CQ là gì?
CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó.
CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Bạn đang xem: CO và CQ là gì? Vì sao phải có CO CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Hai thuật ngữ này thường luôn đi liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc chất lượng của sản phẩm. Chúng là một tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong các bộ hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu. Hiện nay khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa thì việc xuất trình những giấy tờ này chính là yêu cầu không thể thiếu của bất kì cơ quan nào.
CO CQ là gì?
Vai trò của CO và CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế
Vai trò của CO
– Mục đích chính của chứng nhận CO là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Điều này chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan hay không. Ngoài ra, CO giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu của hai quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật đôi bên.
– Ưu đãi đặc biệt: Việc xác định được xuất xứ của hàng hóa giúp cho hải quan phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi theo thỏa thuận thương mại đã ký kết giữa các quốc gia. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có CO form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có CO.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Việc xác định được xuất xứ khiến cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở đó cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.
– Ngoài ra: một số mặt hàng CO sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không.
Vai trò của CQ
Xem thêm : Entry level là gì? Doanh nghiệp có lợi thế gì khi tuyển dụng nhân sự vào vị trí Entry – level?
Hiểu được Co CQ là gì từ đó bạn sẽ biết được vai trò của từng loại chứng từ. Theo đó CQ sẽ có những vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu như sau:
– CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
– Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.
– Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phát CO CQ tại Việt Nam?
Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO và CQ tại Việt Nam. Bộ Công thương sẽ ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này như phòng thương mại, tổ chức thương mại hoặc cơ quan lãnh sự. Mỗi cơ quan được phép cấp một số loại C/O nhất định.
Ví dụ:
- Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI: Cấp C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
- Các Ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…
Chỉ nhà xuất khẩu hoặc người được ủy quyền mới được phép ký giấy chứng nhận xuất xứ CO hay mặt nhà xuất khẩu. Một tổ chức giao nhận vận tải hoặc nhà môi giới hải quan như PCS có thể nộp đơn và các tài liệu thay mặt cho khách hàng của mình. PCS là công ty chuyển phát nhanh quốc tế uy tín có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu cho Quý khách hàng.
Đối với chứng từ CQ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ khoa học công nghệ sẽ có nhiệm vụ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Tổ chức này sẽ cấp/gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký CQ tại Việt Nam.
CO là gì? CQ là gì?
CO và CQ có đủ để chứng minh chất lượng của sản phẩm?
Xem thêm : Tort law là gì?
Thông thường CO và CQ là đủ để chứng minh xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Tùy thuộc vào đơn vị mua hàng có muốn giám định hàng hóa hay không sẽ quyết định sự cần thiết của một đơn giám định thứ ba tham gia vào quá trình này.
Trong một số dự án xuất nhập khẩu lớn tại Việt Nam, chủ đầu tư vẫn yêu cầu đem mẫu vật liệu đi thí nghiệm. Đánh giá trên các chỉ tiêu cơ lý, hóa học tại các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng xem sản phẩm có phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật hay không.
– Một số hàng hóa đặc biệt hoặc bị nghi ngờ là rác thải hay xăng dầu,.. các cơ quan có thẩm quyền như Hải quan, bộ thương mại,.. vẫn sẽ yêu cầu đơn vị mua hàng phải bắt buộc đem giám định độc lập hàng hóa đó.
– Một số thiết bị đặc thù, đặc biệt (Máy bay, thiết bị sản xuất điện hạt nhân,..) chỉ được sản xuất bởi nhà sản xuất lớn mà không một đơn vị độc lập nào có đủ khả năng để giám định thì việc giám định lại liệu có cần thiết hay không?
Trường hợp này nếu đơn vị trong nước không có đủ khả năng giám định thì có thể thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định.
Với những thông tin trong bài viết hy vọng giúp các bạn hiểu được một số khái niệm quan trọng về CO, CQ là gì? vai trò của các loại chứng từ này trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay.
Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, ship hàng về Việt Nam liên hệ trực tiếp với PCS qua:
📱Hotline 1900-545428, (024) 3783 4919
🏬Văn phòng Hà Nội Tầng 6, Nhà 25T1, Khu đô thị Đông Nam,Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
🏢Văn phòng TP HCM: Số 11B Đường Tiền Giang, Phường 2, Quận Tân Bình. Thành phố Hồ Chí Minh.
💻Liên hệ trực tiếp qua Livechat website 25giay.vn để được hỗ trợ trực tiếp.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp