Hệ thống điều khiển phân tán DCS là gì ?
Nội Dung
1. Các hệ thống dcs truyền thống
Các hệ này sử dụng các bộ điều khiển quá trình theo kiến trúc riêng của từng nhà sản xuất. Các hệ thống dcs cũ thường đóng kín, ít tuân theo các chuẩn giao tiếp công nghiệp, các bộ điều khiển được sử dụng cũng thường chỉ làm nhiệm vụ điều khiển quá trình, vì vậy phải sử dụng kết hợp các thiết bị điều khiển khả trình PLC (Programmable Logic Controller). Các hệ thống dcs mới có tính năng mở tốt hơn, một số bộ điều khiển đảm nhiệm cả các chức năng điều khiển quá trình, điều khiển trình tự lẫn điều khiển logic (hybrid controller).
2. Các hệ thống dcs trên nền PLC
Thiết bị điều khiển khả trình (PLC) là một loại máy tính điều khiển chuyên dụng, do nhà phát minh người Mỹ Dick Morley sáng chế vào năm 1968. Hầu hết các PLC hiện đại không chỉ có thể thực hiện các phép tính logic đơn giản, mà còn có khả năng làm việc với các tín hiệu tương tự và thực hiện các phép toán số học, các thuật toán điều khiển phản hồi. PLC được sử dụng trong các hệ thống điều khiển phân tán dcs thường có cấu hình mạnh, hỗ trợ điều khiển trình tự cùng với các phương pháp lập trình hiện đại.
Bạn đang xem: Hệ thống điều khiển phân tán DCS là gì ?
3. Các hệ thống dcs trên nền PC
Giải pháp sử dụng máy tính cá nhân (PC) làm thiết bị điều khiển đã trở nên phổ biến. Nếu so sánh với các bộ điều khiển khả trình (PLC) và các bộ điều khiển hệ thống điều khiển phân tán dcs đặc chủng thì thế mạnh của PC chính là tính năng mở, khả năng lập trình tự do, hiệu năng tính toán cao và đa chức năng, cũng như giá thành cạnh tranh.
Hệ thống điều khiển phân tán dcs được dùng nhiều trong nhà máy lớn
II. Thành phần chính hệ thống điều khiển phân tán là gì ?
Cấu hình cơ bản hệ thống điều khiển phân tán dcs
Một hệ thống điều khiển phân tán dcs bao gồm các thành phần chính sau:
1. Trạm điều khiển cục bộ (local control station, LCS)
2. Trạm vận hành (operator station, OS)
được đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm vận hành có thể hoạt động song song, độc lập với nhau. Để tiện cho việc vận hành hệ thống, người ta thường sắp xếp mỗi trạm vận hành tương ứng với một phân đoạn hoặc một phân xưởng.
3. Trạm kỹ thuật (engineering station, ES)
Xem thêm : Khởi nghiệp là gì, cần những yếu tố nào và làm sao để khởi nghiệp thành công?
Là nơi cài đặt các công cụ phát triển, cho phép đặt cấu hình cho hệ thống, tạo và theo dõi các chương trình ứng dụng điều khiển và giao diện người – máy, đặt cấu hình và tham số hóa các thiết bị trường.
4. Hệ thống truyền thông
Gồm bus hệ thống (system bus) và bus trường (field bus). Bus hệ thống (system bus) sẽ nối mạng các trạm điều khiển cục bộ với nhau và với các trạm vận hành, trạm kỹ thuật. Bus trường có chức năng ghép nối trạm điều khiển với các trạm vào/ ra phân tán và các thiết bị trường thông minh.
Ngoài các thành phần chính trên, một hệ thống điều khiển dcs cụ thể có thể bao gồm các thành phần khác như trạm vào/ra từ xa (remote I/O station), các bộ điều khiển chuyên dụng, v.v..
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp