Gain trong âm thanh là gì? Chia sẻ cách chỉnh Gain thông minh
Nội Dung
1. Định nghĩa Gain trong âm thanh là gì?
Về bản chất thì định nghĩa Gain trong âm thanh là gì sẽ được định nghĩa như sau: Gain là đại lượng để chỉ độ lớn của âm lượng đầu vào của một thiết bị tiếp thu. Có nghĩa là, gain là một trong những đại lượng có khả năng kiểm soát cho các âm lượng đầu vào trước khi những tín hiệu này sẽ được xử lý. Nó có thể là âm lượng phát ra từ một chiếc đàn guitar trước khi được đi vào amplifier trong guitar amp. Hoặc có thể là âm lượng được thu vào trước khi được khuếch đại của preamp trong audio interface, hoặc nó cũng là âm lượng đã được thu sẵn nhưng trước khi nó được đưa vào plugin nào đó để thực hiện xử lý. >>>Bạn biết gì về khuếch đại Khuếch đại âm thanh là gì? 6+ bộ khuếch đại âm thanh tốt nhất hiện nay
Định nghĩa Gain trong âm thanh là gì?
Bạn đang xem: Gain trong âm thanh là gì? Chia sẻ cách chỉnh Gain thông minh
Bạn có thể phân biệt Gian với Volume đó chính là: khi thay đổi gian thì sẽ dẫn đến việc thay đổi tone color, màu sắc, dynamic đầu vào. Ngoài ra, nó còn có thể thay đổi frequency trong một signal đó mà không hề đồng đều nhau.
Một ví dụ đơn giản như sau: Trong các loại guitar amp nếu bạn là người chơi guitar điện thì sẽ hiểu rằng: nếu như gia tăng gian sẽ đồng thời gia tăng được hiện tượng overdrive/distortion của tiếng guitar. Có nghĩa là, họ đã lợi dụng việc tăng Gain để làm vỡ tiếng của Guitar rồi mới output tiếng đó thông qua hệ thống volume của guitar amp. Đây gọi được xem là dạng khái niệm analog clipping và những tác dụng tốt nhất của nó để có thể tạo nên distortion guitar.
Ví dụ này cũng đang lý giải tương tự cho hiệu chỉnh hoạt động của Gian. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra 3 điều liên quan đến Gian trong âm thanh như sau:
- Lượng âm thanh đầu vào của một thiết bị tiếp nhận.
- Gain liên quan trực tiếp đến quá trình overload cho 1 tín hiệu, từ đó dẫn đến hiện tượng clipping (điều này có thể có ở cả analog clipping lẫn digital clipping, nó tùy thuộc vào các tình huống và cả 2 vấn đề này hoàn toàn khác nhau).
- Bạn có thể sử dụng được Gain cho các khái niệm volume có âm lượng đầu ra.
2. Cách điều chỉnh Gain trong âm thanh là gì?
Sau khi hiểu rõ về định nghĩa của Gian trong hệ thống âm thanh, thì tiếp sau đây là cách điều chỉnh Gain trong âm thanh mà Audio Hải Hưng muốn hướng dẫn cho bạn đọc:
- Bước 1: Tiến hành khởi động các nguồn điện cho thiết bị.
- Bước 2: Điều chỉnh giảm các nút Gain của amply về hết phần bên trái.
- Bước 3: Thực hiện đưa nguồn phát pink noise vào 1 channel của mixer. Sau đó, bạn căn chỉnh tín hiệu sao cho bộ phận đèn master level được đưa đến gần ngưỡng Clip. Các xác định ngưỡng này như sau: Bạn nâng tín hiệu lên cho đến khi đàn Clip báo sáng, sau đó giảm bớt tín hiệu cho đến khi đèn Clip này ngừng báo sáng là được.
- Bước 4: Bạn từ từ nâng gian của amply cho đến khi đèn clip nằm trên Amply lóe sáng.
- Bước 5: Để đàn Clip tắt thì bạn giảm bớt gain của amply để đèn Clip tắt. Chú ý nhớ đánh dấu vị trí này.
Lưu ý: Đây là một trong những mức Gian có sự tương thích cao giữa Amply và Mixer đã được dùng để setup. Nếu như bạn thay đổi một Amply khác hoặc một loại Mixer khác thì vị trí bạn đã đánh dấu sẽ không còn giá trị như ban đầu. Bởi vì, mỗi một mixer thường có mức Output khác biệt nhau (mốc phổ biến nhất thường nằm trong khoảng +9 dBu đến +24 dBu, điều này còn tùy thuộc vào chủng loại cũng như chất lượng của Mixer). Ngoài ra, các Amply khác nhau cũng sẽ có độ nhạy hoàn toàn khác nhau. Một số Amply sẽ cho bạn giá trị độ nhạy có thể lựa chọn được, tuy nhiên một số loại đã được nhà sản xuất fix sẵn một giá trị cụ thể.
Tiếp theo, khi việc setup mức Gian tối đa của một Amply sẽ được hoàn thành và bạn cần phải căn cứ vào những mối tương quan giữa công suất cũng như Amply mà nó sẽ kéo. Chính vì vậy, nếu như hệ thống loa của bạn có công suất phù hợp hơn thì bạn nên đảm bảo cho các giá trị Gain của Amply được setup. Các trường hợp công suất Amply lớn hơn so với công suất loa thì người dùng nên tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể để giảm bớt Gain nhằm bảo vệ an toàn cho loa.
3. Gain trong âm thanh được áp dụng vào thực tế ra sao?
Xem thêm : Look Around là gì và cấu trúc cụm từ Look Around trong câu Tiếng Anh
Nếu như sử dụng các loại loa có công suất lớn hơn hoặc những giá trị ở trên Gian đã được người dùng Setup chuẩn như ở mức ¾ . Thường thì hệ thống vẫn cảm thấy thiếu công suất và ta phải nâng tiếp Gian lên ¼ thì có được không? Theo các chuyên gia thì cách làm này có thể sẽ làm giảm đi các chất lượng của hệ thống âm thanh bởi vì tín hiệu trên amply sẽ bị clip. Nếu như ta nâng trên mixer thì cả amply và mixer đều bị clip còn tệ hơn. Giải pháp mà bạn nên lưu ý sử dụng ở đây là mua thêm công suất để có thể bù vào cho cả Amply và loa. >>>Bạn nên xem ngay Âm thanh Hi-Fi là gì? Thế nào là âm thanh HiFi đạt chuẩn kỹ thuật
Áp dụng Gain vào âm thanh thực tế
Ngoài ra, nút gain trên Amply sẽ có tác dụng thay đổi được độ nhạy cho nó nhờ vào tín hiệu đầu vào mà không thể thay đổi được khả năng khuếch đại ở trên thiết bị Amply. Điều này có nghĩa là, mặc dù nút Gain không được nằm ở vị trí maximum nhưng thiết bị amply vẫn có thể hoạt động được hết mọi công suất thiết kế của nó.
Hiện nay, các Amply được sử dụng phổ biến nhất là các loại như: amply Crown MA3600VZ, với 3 vị trí 0,775V ; 1,4V và 26dB.
Vậy, câu hỏi được đặt ra là ý nghĩa của các thông số này là gì?
- Vị trí 0,775V và 1,4V: thể hiện giá trị set độ nhạy và nếu như tín hiệu đầu vào của Amply đạt được giá thị này thì Amply có thể phát được hết mọi công suất thiết kế.
- Nếu bạn có Amply A 500w, thì độ nhạy sẽ được đặt ở vị trí 0,775V . Để đạt được công suất output là 500W thì tín hiệu đầu vào bạn cần sử dụng đạt 0,775V.
- Nếu chúng ta có Amply đạt công suất 1000w và đặt được độ nhạy trong khoảng là 0,775V. Thì khi đó, bạn đưa tín hiệu vào tương tương với Amply A ở phía trên thì lúc đó, công suất phát không còn là 500w mà là 1000w.
- Những giá trị 1,4V cũng sẽ tương tự như chia sẻ phía trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi so sánh công suất phát của Amply là phải cho chúng về cùng một độ nhạy tương đương nhau thì quá trình so sánh sẽ chính xác hơn.
Ví dụ để bạn dễ hiểu như sau: Nếu bạn có 2 amply như nhau, 1 amply 1,4V và một amply 0,775V. Nếu bạn đưa tín hiệu vào và có cùng một mức đặt Gain với một loại loa thì Amply nào sẽ để 0,775V thường sản xuất ra âm thanh lớn hơn mặc dù công suất của chúng sẽ tương tự nhau. >>>Bạn nên xem ngay Âm thanh Stereo là gì? Đánh giá, so sánh chi tiết Stereo và Mono
Cận cảnh các nút chỉnh trên Amply
- Các vị trí 26dB chính là giá trị của set gain chứ không phải là nơi đặt độ nhạy của amply.
Khi bạn đưa tín hiệu đầu vào là -20dB thì tín hiệu ở ngõ ra sẽ đạt mức +6dB. Với tín hiệu vào là -5dB thì ngõ ra sẽ đạt mức tín hiệu +21dB. Nếu tín hiệu vào đạt +5dB thì ở ngõ ra sẽ có mức tín hiệu là+31dB
Xem thêm : Computer Aided Manufacturing (CAM) là gì?
Mức dB output ở đây là mức voltage gain, không phải dB SPL , hai khái niệm này khác nhau nhưng rất dễ bị nhầm lẫn.
4. Bật mí ý nghĩa các nút điều chỉnh trên Amply:
Các nút điều chỉnh trên Amply có nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên bạn không cần phải nhớ hết về kí hiệu cũng như chức năng của chúng. Sau Gain trong âm thanh là gì thì tiếp theo đây là những gợi ý của chúng tôi về ký hiệu cũng như chức năng của các nút điều chỉnh trên Amply.
Thông thường, Amply sẽ có cấu trúc cơ bản bao gồm các phần là: micro, phần chỉnh Echo, phần chỉnh kênh vào, đường tổng và phần chỉnh nhạc.
Những nút điều chỉnh ở trên Amply đều được thiết kế vô cùng đơn giản, chính vì thế nếu bạn muốn điều chỉnh thì chỉ cần vặn nút các chức năng nằm trên Amply theo chiều ngược kim đồng hồ. Vặn cho đến khi phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình. Ý nghĩa của các nút điều chỉnh này như sau:
- Bộ phận kênh micro.
- Mic: bộ phận lỗ cắm mic
- Gain: thực hiện nhấn/ thả ra phản ứng và giảm đi độ lớn của các tín hiệu để đảm bảo cho tín hiệu của micro được bình thường nhất.
- Vol: là âm lượng của micro.
- Bal: có khả năng cân bằng giữ kênh trái và các kênh phải.
- Echo: đây là nút thể hiện độ lớn nhỏ của tiếng vang.
- Mid: Bộ phận âm trung của micro
- Hi: Là âm cao của micro.
- Nút điều chỉnh Echo
Cách điều chỉnh nút trên Amply
- Select: lựa chọn các âm thanh được phát ra từ Mono hoặc Stereo. Vol: Hệ thống âm lượng có tiếng vang. Lo: Hệ thống âm trầm (bass) của tiếng vang. Hi: Hệ thống âm cao (treble) của tiếng vang. Rpt: Thể hiện sự lặp lại của tiếng ca sự. Dly: Thể hiện tốc độ âm thanh ra.
- Kênh nhạc
- Mode: Lựa chọn được các nguồn phát phù hợp. 3S: Có chế độ âm thanh theo vòng 3D. Vol: có âm lượng nhạc nền âm lượng. Lo: Hệ thống âm thanh trần của nhạc nền. Mid: Là âm trung của nhạc nền. Hi: Hệ thống âm cao của nhạc nền. Bal: Chú trọng cân bằng âm lượng cho 2 dạng kênh ngõ ra.
- Master (âm lượng chính): Nút điều chỉnh cho toàn bộ các hệ thống.
- Vol: Là nút điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ. Lo: Nút điều chỉnh cho âm thanh trầm. Mid: điều chỉnh lời ca. Hi: âm thanh cao (treble). VFD: được sử dụng cho mục đích hiển thị đèn dựa theo mức độ phát ra âm thanh.
- Equalizer Reset: được sử giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm,… Kênh A-B: là hệ thống nút chọn ngắt hoặc mở tiếng cho A,B hoặc cả A-B. Power: Là nút tắt/mở của amply.
5. Hướng dẫn điều chỉnh nút trên Amply đúng tiêu chuẩn:
Để đảm bảo cho âm thanh đầu ra của loa có chất lượng tốt thì người sử dụng cần lưu ý một số tiêu chuẩn khi điều chỉnh nút trên Amply như sau:
- Điều chỉnh Volume tổng (Master) nằm ở mức 4-5.
- Volume Micro luôn điều chỉnh về mức 5-6. Trường hợp mic hay bị hú tiếng thì bạn nên giảm về mức 4.
- Thông thường, độ vang (Echo) của Amply nên điều chỉnh ở mức 4 để phù hợp với giọng bình thường. Nếu như giọng quá yếu thì bạn nên để nó ở mức 5.
- Độ nhạy (delay) của mic có mức độ chỉnh là 2.
- Cân loa (balance) nên điều chỉnh về mức 5 và có thể gia tăng thêm cho kênh R vì các tín hiệu ở kênh R thường mạnh hơn kênh L rất nhiều.
>>>Audio Hải Hưng Hướng dẫn cách tính kích thước thùng loa CHUẨN kỹ thuật âm thanh
Điều chỉnh Gain giúp âm thanh loa phát ra dễ chịu và rõ nét hơn
Trên đây, là các chia sẻ cũng như lời khuyên từ chuyên gia của Audio Hải Hưng với mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định nghĩa Gain trong âm thanh là gì. Từ đó, nắm được cách cách điều chỉnh Gain trong âm thanh sao cho đạt chuẩn nhất. Nếu như qua bài viết trên mà bạn vẫn chưa biết cách điều chỉnh sao cho hợp lý, thì đừng quên liên hệ đến số hotline 0243.5627488 – 0977060286 – Hotline 24/24: 0932060286 để được chuyên viên của Audio Hải Hưng tư vấn cụ thể hơn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp