Glasswool là gì? Và những ứng dụng của nó trong xây dựng
Glasswool là loại vật liệu dùng trong xây dựng có khả năng cách âm, cách nhiệt, cách điện, chống cháy, mềm mại có có tính đàn hồi khá tốt.
Thường được ứng dụng ốp tường trong nhà giúp cách âm hiệu quả, làm tường cách âm trong các quán karaoke, quán bar, vũ trường, phòng thu, làm la phông cách nhiệt, làm trần nhà. Vậy hãy cũng Gỗ Việt tìm hiểu xem Glasswool được sản xuất như thế nào từ những vật liệu nào để có những tính năng tốt như vậy cùng xem bài viết bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Glasswool là gì? Và những ứng dụng của nó trong xây dựng
Trong xã hội hiện nay người ta luôn miệt mài làm việc để mong muốn xây dựng cho mình một mái ấm hạnh phúc. Ngôi nhà luôn là tổ ấm là nơi trở về sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì thế, việc thi công cách nhiệt giúp cho ngôi nhà luôn mát mẻ thoải mái chính là mối quan tâm hàng đầu của mỗi con người.
Người ta luôn muốn trang bị những gì tốt nhất, an toàn nhất cho ngôi nhà của mình. Khi thi công ngôi nhà cho riêng mình người ta luôn lựa chọn vật liệu tốt nhất và phương pháp thi công an toàn nhất.
Khi nói về vật liệu an toàn và thi công nhanh không thể nào không nhắc đến Glasswool một loại vật liệu với tiềm năng sử dụng vô cùng to lớn. Với các đặc điểm của mình Glasswool luôn là sự lựa chọn cho thi công an toàn và nhanh chóng.
Nội Dung
Glasswool là gì?
Glasswool là vật liệu có tính năng cách âm, cách nhiệt, cách điện, chống cháy, mềm mại có có tính đàn hồi khá tốt. Glasswool thường có màu vàng đậm (đôi khi vàng tươi).
Glasswool được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như đất sét, đá, sỉ,… ngoài ra còn có thể dùng một số loại thủy tinh vụn làm nguyên liệu. Do có nguồn gốc từ các loại đất đá nên bông thủy tinh có thành phần gồm Oxit kim loại, silicat canxi, Aluminum,…
Quy trình sản xuất Glasswool
Xem thêm : Officetel là gì? Đặc điểm và Ưu Nhược điểm của Căn Hộ Văn Phòng Officetel
Trước tiên các nguyên liệu được chuẩn bị đầy đủ sau đó cân đo với một lượng phù hợp theo tỉ lệ. Các nguyên liệu sau khi chuẩn bị đủ đúng liều lượng sẽ được đổ vào máy trộn với tỉ lệ nhất định rồi được trộn đều lên.
Sau khi được trộn đều các nguyên liệu được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao (khoảng 1300 độ C) nung chảy thành chất lỏng.
Sau khi thu được chất lỏng nung chảy người ta tiến hành phun các chất Polime. Sản phẩm của quá trình này là sợi bông mảnh có màu vàng gọi là sợi thủy tinh. Các sợi mảnh này được thu gom lại chuyển về máy ép để tiến hành bước tiếp theo.
Các sợi bông thủy tinh sau khi được thu gom sẽ mang đến máy sấy, thực hiện sấy khô và đưa vào máy ép để ép thành từng khối dày có kích thước và khối lượng khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng.
Các khối bông thủy tinh thành phẩm sẽ được các băng chuyền chuyển đến máy cắt. Các máy cắt trang bị lưỡi cắt dạng hình tròn, các khối bông sẽ được cắt thành tấm tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Sau đó các tấm bông thủy tinh được đưa đến nơi đóng gói và hút chân không để bảo quản trong kho được lâu hơn và tốn ít diện tích.
Ứng dụng Glasswool trong sản xuất Panel
Panel Glasswool là một loại sản phẩm sử dụng Glasswool để làm ra một loại panel có thể cách âm, cách nhiệt, cách điện tốt lại vừa bền nhẹ mà lại dễ thi công.
Xem thêm : Syrup Là Gì? Tìm Hiểu Về Corn Syrup, Glucose Syrup, Grenadine Syrup
Cấu tạo của Panel Glasswool gồm 2 thành phần chính là:
- Phần lõi Glasswool: lõi Glasswool tận dụng các đặc tính của Glasswool để làm phần lõi cách âm, cách nhiệt, cách điện, chống cháy.
- Lớp tôn bao bọc bên ngoài: lớp phủ bên ngoài của panel Glasswool thường là nhôm hay các kim loại chuyên dùng khác có tác dụng định hình và bảo vệ lớp bông Glasswool, giúp chống lại các tác động tiêu cực từ bên ngoài như độ ẩm hay nhiệt độ. Ngoài ra, lớp kim loại bao phủ bên ngoài còn có một lớp sơn tĩnh điện bảo vệ lớp nhôm làm tăng khả năng chống chịu với tác động bên ngoài.
Xem thêm sản phẩm: Panel Glasswool
Đặc tính của Panel Glasswool
Sản phẩm có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt và chống cháy hiệu quả. Do có lớp bông Glasswool không dẫn điện và lớp nhôm có điện trở lớn hạn chế dòng điện đi qua nên là sản phẩm an toàn không lo điện rò rỉ.
Lớp nhôm và lõi Glasswool còn chống cháy hiệu quả khi lõi Glasswool có thể chịu được nhiệt độ lên đến 350 độ C.
Ứng dụng của Glasswool
Do có các tính chất khá đặc biệt nên Glasswool có nhiều ứng dụng trong xây dựng như:
- Ốp tường trong nhà giúp cách âm hiệu quả.
- Làm tường cách âm trong các quán karaoke, quán bar, vũ trường, phòng thu,…
- Làm la phông cách nhiệt, làm trần nhà.
- Làm mái che của nhà chờ hay các công trình công cộng.
- Làm tường văn phòng hay phòng họp.
- Thi công kho lạnh, trữ thực phẩm hay lò bánh mì, lò quay.
- Thi công các hệ thống điều hòa công nghiệp, ống dẫn nhiệt, ống thông khí.
Ưu điểm của Glasswool
- Dễ thi công, lắp đặt, tiết kiệm thời gian so với gạch,vữa truyền thống.
- Dễ thay thế, tháo dỡ nếu bị hỏng.
- Cách điện, cách nhiệt, cách âm, cách điện tốt và có khả năng chống cháy mạnh.
- Bề mặt khó bám bẩn, dễ lau chùi, chỉ cần khăn ẩm và hóa chất tẩy rửa để làm sạch.
- Không mùi, không nấm mốc, không vi khuẩn.
Nhược điểm Glasswool
- Khả năng chịu tải không quá tốt.
- Bụi bông Glasswool dễ gây kích ứng nếu dính vào da.
Những chú ý khi thi công Glasswool
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đặc biệt là khẩu trang chuyên dụng.
- Chú ý đặt vừa khít và dùng keo chuyên dụng để cố định các tấm Glasswool với nhau.
- Khi dùng cưa máy cắt Glasswool cần cẩn thận bụi nhôm gây kích ứng da.
- Khi dính bụi bông Glasswool cần rửa với nước sạch và thay quần áo ngay khi có thể.
Xem thêm sản phẩm: Bông thủy tinh Glasswool
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp