Hạch toán là gì? Tìm hiểu 3 loại hạch toán cơ bản
Thuật ngữ “Hạch toán” được sử dụng với tần suất khá dày đặc trong lĩnh vực kế toán, thế nhưng không phải học viên hay ứng viên tìm việc kế toán nào cũng giải thích được “Hạch toán là gì?”. Nếu bạn cũng đang băn khoăn với câu hỏi này, hãy cùng 25giay.vn đi tìm câu trả lời.
- LISS cardio là gì? Cách tập LISS cardio đốt mỡ giảm cân hiệu quả
- Tam cá nguyệt là gì? 101 điều mẹ bầu cần biết cho kỳ thai sản an toàn
- Lục hại là gì & Những cách hóa giải Lục hại #CHUẨN nhất
- NO PAIN NO GAIN nghĩa là gì? Những điều cần biết về thành ngữ này
- Cổng kết nối AUX là gì? Công dụng và cách sử dụng của cổng kết nối AUX
Bạn có giải thích được “Hạch toán là gì?
Nội Dung
► Hạch toán là gì?
Hạch toán là quá trình quan sát – đo lường – tính toán – ghi chép các hoạt động kinh tế để giám sát và quản lý các hoạt động đó một cách chặt chẽ.
Để quản lý các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả, cần phải có thông tin cụ thể. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều phương thức. Trong đó, quan sát – đo lường – tính toán – ghi chép là các phương thức thu thập thông tin chủ yếu.
- Quan sát: là giai đoạn đầu tiên, thực hiện việc đo lường mọi hao phí và kết quả của các hoạt động kinh tế. Kết quả đo lường có thể là tiền, hiện vật, lao động.
- Tính toán: là quá trình thực hiện các phép tính, các phương pháp tổng hợp – phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết; qua đó thấy được hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
- Ghi chép: là quá trình thu thập – xử lý – lưu lại tình hình, kết quả của các hoạt động kinh tế theo từng thời kỳ, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định.
Như vậy thì chính quá trình quan sát – đo lường – tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế đó được gọi là hạch toán.
Xem thêm : Frame rate là gì? Sử dụng frame rate thế nào cho hiệu quả?
Hạch toán là quá trình bao gồm nhiều phương thức thu thập thông tin khác nhau
► Tìm hiểu 3 loại hạch toán cơ bản
– Hạch toán nghiệp vụ
Hạch toán nghiệp vụ là quá trình quan sát – theo dõi – phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể để thực hiện việc việc chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó. Đối tượng của hình thức hạch toán này chính là các nghiệp vụ kinh tế – kỹ thuật sản xuất như: tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất – kinh doanh…
Đặc điểm của loại hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dụng bất kỳ một thước đo kết quả nào mà chỉ căn cứ vào tính chất từng nghiệp vụ – yêu cầu quản lý mà sử dụng 1 trong 3 loại thước đo thích hợp là tiền, hiện vật hay lao động.
Tùy vào từng nghiệp vụ mà hạch toán nghiệp vụ sử dụng loại thước đo phù hợp
Với hạch toán nghiệp vụ, chỉ cần sử dụng các phương tiện thu thập – truyền tin đơn giản như điện thoại hoặc truyền miệng. Vì đối tượng còn chung chung và chỉ áp dụng phương pháp đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa được xem là môn khoa học độc lập.
– Hạch toán thống kê
Khác với hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê được xem là một môn khoa học, nghiên cứu các yếu tố “lượng” trong mối quan hệ với các yếu tố “chất” của các hiện tượng kinh tế – xã hội với điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Mục đích của hình thức hạch toán này là để rút ra được bản chất và tính quy luật trong quy trình phát triển của các hiện tượng đó.
Xem thêm : Mô hình Coworking Space là gì? 06 điều thú vị bạn chưa biết về Coworking Space!
Đối tượng của hạch toán thống kê có thể là: tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, tình tình giá cả, thu nhập lao động… Cũng chính vì điều này là thông tin được hạch toán thống kê mang lại chỉ có tính hệ thống nhưng không thường xuyên và liên tục. Cùng với đó, việc sử dụng các phương pháp như: điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, chỉ số – khiến hạch toán thống kê cần sử dụng 3 loại thước đo kết quả trên.
– Hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán thường được gọi tắt là kế toán – được xem như một môn khoa học ghi nhận – cung cấp thông tin về tình hình sử dụng tài sản, sự vận động của tài sản để đo lường hiệu quả từ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị.
Hạch toán kế toán được gọi tắt là kế toán
So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê thì hạch toán kế toán mang những đặc điểm sau:
- Hạch toán kế toán theo dõi và phản ánh một cách liên tục – toàn diện – có hệ thống về tình hình hiện tại cùng với sự biến động của tất cả các loại tài sản + nguồn hình thành tài sản trong tổ chức, đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán theo dõi được liên tục quá trình trước – trong và sau khi triển khai hoạt động kinh doanh, để qua đó đánh giá việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả không.
- Hoạt động hạch toán kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo kết quả nhưng chủ yếu vẫn là tiền tệ. Điều này thể hiện ở việc mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính được ghi chép đều được thể hiện theo giá trị tiền. Cũng nhờ vào đó mà kế toán giúp cung cấp các số liệu tổng hợp, phục vụ cho việc quản lý thực hiện các kế hoạch kinh tế tài chính của đơn vị.
- Chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối là những phương pháp được hạch toán kế toán áp dụng. Trong đó, thủ tục hạch toán đầu tiên bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chính là lập chứng từ kế toán – để đảm bảo tính chính xác và làm cơ sở pháp lý vững chắc.
Mỗi loại hạch toán trên mặc dù có đặc điểm và phương pháp triển khai riêng nhưng tựu chung lại chúng có mối liên hệ mật thiết nhau trong quá trình thực hiện chức năng phản ánh và quản lý quá trình tái sản xuất xã hội của hạch toán.
Tuyencongnhan.vn mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn tự trả lời được câu hỏi “Hạch toán là gì?”.
Ms. Công nhân
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp