Đường HFCS là gì? Tại sao đa số các sản phẩm đồ uống đều sử dụng loại đường này?
Các loại đồ uống hiện nay được chia làm nhiều loại: đồ uống lên men, đồ uống có gas, đồ uống không đường,… trong bài viết này, foodnk chỉ đề cập đến đồ uống có đường. Và tìm hiểu xem, HFCS là gì nhé!
Nội Dung
Đường HFCS là gì?
HFCS là tên viết tắt của một cụm từ dài trong tiếng Anh: High-Fructose Corn Syrup. Nó còn có tên gọi khác là glucose-fructose, isoglucose hay glucose-fructose syrup. Vì là một chất làm ngọt, nó thường được so sánh với đường cát (đường tinh luyện), nhưng trong sản xuất thực phẩm, loại đường này dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí hơn so với đường cát.
Bạn đang xem: Đường HFCS là gì? Tại sao đa số các sản phẩm đồ uống đều sử dụng loại đường này?
Trên thị trường hiện nay có hai loại thông dụng là “HFCS 42” và “HFCS 55” tương ứng với thành phần fructose 42% và 55%, phần còn lại là glucose và nước. HFCS 42 chủ yếu được sử dụng cho thực phẩm chế biến và ngũ cốc ăn sáng, trong khi HFCS 55 được sử dụng chủ yếu để sản xuất đồ uống. Ngoài ra còn có HFCS 65, 70 và 90.
HFCS lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào đầu những năm 1970 bởi Công ty chế biến ngô Clinton. Cho đến nay, đây là loại đường vẫn được FDA liệt kê là một thành phần an toàn cho sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Quy trình sản xuất syrup HFCS
Xem thêm : Front End là gì? Nguồn tài liệu học Front End đầy đủ nhất 2021
Theo tên gọi, dĩ nhiên ta biết rằng đây là một sản phẩm được sản xuất từ ngô, cụ thể là tinh bột ngô. Trong sản xuất syrup ngô thông thường, tinh bột được phân hủy thành glucose và fructose bởi các enzyme. Để tạo ra HFCS, syrup ngô được xử lý thêm bằng glucose isomerase để chuyển đổi một phần glucose thành fructose.
Trong quy trình trên, ngô được xử lý, nghiền ép để chiết xuất tinh bột và áp dụng quá trình “enzyme-acid” để dịch hoá, trong đó dung dịch tinh bột ngô được acid hóa để bắt đầu phá vỡ các carbohydrate hiện có. Enzyme nhiệt độ cao được thêm vào để chuyển hóa nhiều hơn tinh bột và đường thu được thành fructose. Enzyme được thêm vào là alpha-amylase, phá vỡ chuỗi dài polysaccharides thành chuỗi ngắn hơn – oligosaccharides. Glucoamylase được trộn vào và chuyển đổi chúng thành glucose. Dung dịch thu được được lọc để loại bỏ béo và protein, đồng thời sử dụng than hoạt tính để khử màu, sau đó khử khoáng bằng nhựa trao đổi ion. Dung dịch đã được tinh lọc sau đó được isomer hoá, biến đường thành hỗn hợp 50 ~ 52% glucose với một số oligosaccharides không chuyển đổi và 42% fructose (HFCS 42), quá trình khử khoáng và màu được lặp lại. Một số được xử lý thành HFCS 90 bằng sắc ký lỏng, sau đó trộn với HFCS 42 để tạo thành HFCS 55.
Vì sao nhiều loại đồ uống có đường hiện nay ưu tiên dùng loại đường này?
HFCS có vị ngọt tương tự đường cát tinh luyện, chất lượng tốt hơn, đồng đều hơn và đặc biệt là rẻ và dễ dàng sử dụng. Nhiều công ty sản xuất đồ uống đã chuyển từ đường tinh luyện sang HFCS và cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất cũng cũng như tiêu dùng. Chúng ta thường tìm thấy thành phần này trong hầu hết các sản phẩm đồ uống có đường, điển hình là các sản phẩm đồ uống có gas.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp sản xuất ngô với các giống ngô biến đổi gen chống chịu sâu bệnh, thời tiết, cho năng suất và thành phần tinh bột cao là một trong những yếu tố góp phần giảm giá thành đầu vào của quy trình sản xuất “đường ngô”.
Xem thêm : Break down là gì? Nghĩa & Cách sử dụng trong từng trường hợp
Điển hình ở nước ta, HFCS được nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 90% sản lượng. Lượng nhập khẩu đạt gần 89.000 tấn trong năm 2017. Một tấn HFCS có giá chỉ ~398 USD trong năm 2017, trong khi một tấn đường sẽ có giá tới ~702 USD.
Ý kiến trái chiều về sự an toàn khi sử dụng
Từ năm 2014, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xác định rằng HFCS an toàn, là một thành phần cho sản xuất thực phẩm và đồ uống. Chưa có bằng chứng cho thấy độ an toàn khác nhau giữa các sản phẩm chứa HFCS so với các sản phẩm có chứa chất làm ngọt dinh dưỡng thay thế.
Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy tác hại của việc dùng quá nhiều các sản phẩm có chứa HFCS đi ngược lại các công bố của ngành ngô và các công ty sản xuất.
Fructose được chuyển hoá tại gan, nếu tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm gan bị quá tải, sản sinh ra nhiều triglyceride, dễ gây béo phì. Đây là các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Do vậy, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có chứa HFCS nói riêng và các thành phần đường khác nói chung một cách khoa học, không nên lạm dụng.
Nam Pro
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp