QA là gì? Tất tần tật các công việc trong ngành QA
Nội Dung
I. QA là gì ?
QA (Quality Assurance) có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực chất lượng. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế … cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường, chăm sóc khách hàng.
- SMART là gì? Các tiêu chí SMART – Xây dựng mục tiêu SMART
- Ping là gì? Hướng dẫn Ping để kiểm tra mạng và giải thích các thông số
- Mainnet là gì? Tầm quan trọng khi có Mainnet
- PowerShell là gì? 7 cách mở PowerShell trên Windows 10
- Cho Mình Hỏi “Christian” Và ” Catholic Là Gì ? Đạo Thiên Chúa Hay Đạo Công Giáo
Nhiều người thường hay lầm tưởng giữa QA và QC là một, đều là giám sát về chất lượng. Nhưng tính chất công việc của họ lại hoàn toàn khác nhau.
Bạn đang xem: QA là gì? Tất tần tật các công việc trong ngành QA
Mục đích của việc đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, mang lại lợi nhuận cho công ty, hạn chế những chi phí thất thoát.
>> Xem ngay: Việc làm QA
II. Công việc chính của một nhân viên QA
– Thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi áp dụng. Một vài hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…
– Đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
– Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hằng năm của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp với từng sản phẩm.
– Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty.
Xem thêm : Nhà phân phối là gì? Nhà phân phối khác đại lý như thế nào?
– Huấn luyện các bộ phân có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty.
III. Kỹ năng cần thiết cho QA là gì?
1. Chú ý đến từng chi tiết
Kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên QA đó chính là kỹ năng quan sát, chú ý đến từng chi tiết dù nhỏ nhất. Điều này yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm QA bởi đôi khi sự cố (lỗi) xảy ra từ một số chi tiết rất nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì thế, bên cạnh việc nhìn tổng thể bao quát bên ngoài, họ còn cần phải tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất để không bị bỏ xót.
2. Kiên nhẫn
Như đã đề cập, một QA cần phải yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ, để làm được điều đó thì tính kiên nhẫn là không thể thiếu đối với một QA. Muốn làm được một QA giỏi, bạn phải kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Việc bạn vội vã thông qua các testcase dẫn đến việc không kiểm tra cẩn thận sẽ có sai sót và kết quả thường không chính xác.
3. Khả năng giao tiếp tốt
Là một người giám sát, kiểm tra chất lượng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp trao đổi tốt. Bạn phải đảm bảo được bạn hiểu rõ vấn đề, yêu cầu của dự án, có thể mô tả được những tiêu chỉ để kiểm tra và giải thích dược các bước mô tả vấn đề đó.
Xem thêm : Profibus là gì? Cùng tìm hiểu về giao thức truyền thông Profibus
4. Luôn học hỏi
Các phần mềm quản lý, kiểm tra đều là công nghệ mà công nghiệ thì ngày một phát triển. Là một nhân viên QA, bạn cần chuẩn bị mà theo kịp các xu hướng công nghệ mới nhất để tránh bị lạc hậu, bạn càng biết nhiều thì bạn càng tiến bộ mà giá trị trong công ty của bạn sẽ ngày càng cao. Đương nhiên cơ hôi thăng tiến sẽ đến với bạn!
5. Quản lý thời gian
Có bao giờ bạn cảm thấy rằng: Bạn làm việc không ngừng nghỉ, nhưng không có đủ thời gian để hoàn thành các kế hoạch/ dự án mình đang đeo đuổi không? Công việc của một QA là thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn. Nhưng không phải tất cả trường hợp kiểm tra đều mất một khoản thời gian như nhau. Bạn cần phải đưa ra mức độ ưu tiên đối với những công việc phải thực hiện trong một ngày.
6. Thừa nhận lỗi của bạn
Chúng ta không phải là thánh nhân nên chuyện mắc lỗi là chuyện khá bình thường. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi dù lớn, dù nhỏ quan trọng là bạn có biết thừa nhận chúng hay không. Trong quá trình kiểm tra chất lượng, đôi khi bạn có thể bỏ sót một vài lỗi quan trọng, hoặc có thể bạn xác định vấn đề, lỗi ở các công đoạn sai dẫn đến ảnh hưởng nghiệm trọng. Dẫn đến cãi nhau và tranh luận hơn thua, thì thay vào đó hãy thừa nhận lỗi và cố gắng không lặp lại nữa.
Có thể nói một nhân viên QA khá giống với một người cảnh sát đang chấp hành nhiệm vụ đảm bảo cho mọi người tuân thủ theo pháp luật. Còn nhiệm vụ của người làm QA là giám sát, đảm bảo cho mọi người tuân thủ theo quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế tối đa những rủi ro và mang lại thêm nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. QA thực sự là một vị trí rất quan trọng!
Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu và lựa chọn ngành QA để phát triển sự nghiệp. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp