Quyền trẻ em là gì? Tại sao lại phải tôn trọng quyền của trẻ em.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục để trẻ trở thành những con người phát triển hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Việc nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ, những cán bộ làm công tác xã hội là quan trọng và cần thiết.
Quyền trẻ em là gì? Tại sao lại phải tôn trọng quyền của trẻ em?
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên hợp quốc thông qua năm 1989. Hầu hết tất cả các các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Và đối với Việt Nam, những người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em.
Trẻ em có những quyền cơ bản gì?
Theo Công ước về Quyền trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản:
Xem thêm : Turndown Service là gì? Các quy trình thực hiện Turndown Service
1, Quyền được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
2, Quyền được phát triển gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để phát triển hài hòa.
3, Quyền được bảo vệ bao gồm những qui định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc, buon bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh dập và lamk dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
4, Quyền được tham gia tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin và lựa chọn thông tin phù hợp.
Có quyền nào dành riêng cho trẻ em trai hay trẻ em gái hay đối tượng đặc biệt không?
Các quyền qui định trong Công ước về quyền trẻ em được giành cho mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em trai, trẻ em gái, nguồn gốc xã hội, dân tộc, tôn giáo, giàu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật… Tuy nhiên, trẻ em gái luôn được ưu tiên, nhấn mạnh trong các chương trình hay dự án dành cho trẻ em do những đặc điểm về giới tính và những ràng buộc của phong tục tập quán.
Công ước về quyền trẻ em không làm giảm vai trò và uy tín của cha mẹ đối với con cái, ngược lại. Công ước còn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng không thể thay thế của cha mẹ trong việc nuôi dạy, bảo vệ và hướng dẫn con cái. Công ước cũng chỉ rõ rằng Chính phủ phải tôn trong và giúp đỡ gia đình hoàn thành trách nhiệm cao quý đó.
Bên cạnh Nhà nước, cộng đồng thì Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu, với khả năng tài chính của mình, trong việc thực hiện các quyền trẻ em trước hết ở trong gia đình. Trường hợp cha mẹ không có khả năng chăm sóc hoặc khó khăn về tài chính, cộng đồng và xã hội phải có trách nhiệm hỗ trợ trẻ em.
Để được hỗ trợ trong việc hiểu và thực hiện quyền trẻ em, chúng ta hãy ghi nhớ các địa chỉ sau:
Xem thêm : "Giải Nhất" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
– Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 – tổng đài hoạt động 24/7, hoàn toàn miễn phí.
– Chính quyển địa phương.
– Nhà trường, thầy cô giáo.
– Các đoàn thể như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên..
– Trung tâm Công tác xã hội các địa phương..
Tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.
–
Nguồn tham khảo: Những điều cha mẹ cần biết về quyển trẻ em – Unicef.
–
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp