Chiến lược STP là gì? Ứng dụng STP vào việc lập kế hoạch Marketing

0

STP là một thuật ngữ kinh tế mà chắc chắn các anh em làm về Marketing hoặc từng nghiên cứu thị trường đã nghe qua. Trong bài viết này, 25giay.vn sẽ cung cấp những kiến thức về Chiến lược STP là gì? Ứng dụng STP vào việc lập kế hoạch Marketing. Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược STP là gì?

Chiến lược là tập hợp những quyết định về mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn và các biện pháp, cách thức để thực hiện mục tiêu đó.

STP là từ viết tắt của của cụm từ Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường).

Hiểu đơn giản, Chiến lược STP là hoạt động phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu sau đó định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Nếu như trước kia các doanh nghiệp truyền thống phải tốn hàng tỷ đồng để thực hiện nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, Internet, các mạng xã hội như Facebook hoặc công cụ tìm kiếm Google. Dẫn đến việc phần tích Nhu cầu và STP dễ dàng hơn rất nhiều. Cơ bản nhất là công cụ GG cung cấp (KEYWORD PLANNER) và một số công cụ hỗ trợ khác.

Infographic business template design Free Vector

Segmentation (Phân khúc thị trường)

Thị trường là nơi gặp gỡ trao đổi hàng hóa, sản phẩm dịch vụ giữa người mua và người bán. Ngày nay, khi thương mại điện tử phát triển việc gặp gỡ giữa người mua và người bán không còn cần thiết, thay vào đó, việc trao đổi buôn bán thông qua website hoặc App trên điện thoại,… trở nên phổ biến.

Thị trường rộng lớn, đa dạng hàng hóa, sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ tất cả nhu cầu của khách hàng mà chỉ có thể phục vụ ở mức cho phép. Chính vì thế, doanh nghiệp kinh doanh đều cần thực hiện hoạt động Phân khúc thị trường, chia thị trường thành những cái bánh nhỏ hơn để dễ dàng “ăn” miếng bánh của mình.

=>>> Phân khúc nào đem lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đánh thẳng vào phân khúc đó. Mỗi phân khúc khách hàng khác nhau thì doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.

Target (1)

Có nhiều cách để Phân khúc thị trường, tuy nhiên thường sẽ gói gọn trong 4 tiêu thức dưới đây:

– Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng

>>> Mỗi khách hàng sẽ có hành vi mua hàng khác nhau, không ai giống ai. Tuy nhiên, việc phân khúc khách hàng theo hành vi sẽ gom những khách hàng có hành vi mua giống nhau lại cùng một nhóm. Dựa vào lý do mua hàng, tần suất sử dụng,sở thích mua hàng,…

– Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học

>>> Ta phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… để dễ dàng thực hiện các hoạt động Marketing nhắm đúng đối tượng khách hàng.

– Phân khúc thị trường theo tâm lý

>>> Căn cứ vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, có khách hàng mua một sản phẩm chỉ muốn thể hiện đẳng cấp của họ, cũng có những khách hàng chỉ quan tâm đến sự bền bỉ của một sản phẩm. Chính vì thế, việc tìm ra sự quan tâm của khách hàng là việc của người làm Marketing.

– Phân khúc thị trường theo địa lý

>>> Khách hàng của bạn sống tại thành thị hay nông thôn. Khách hàng sống ở thành phố nhỏ hay lớn. Những khách hàng ở các vị trí địa lý khác nhau sẽ có sở thích mua hàng khác nhau.

Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định được miếng bánh thị phần của mình. Từ đó, tối ưu hóa được nguồn lực, tập trung phát huy những điểm mạnh, giúp cho doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu)

Sau khi phân khúc khách hàng mục tiêu doanh nghiệp sẽ tiếp tục lựa chọn thị trường mục tiêu mà mình trực tiếp. Có nghĩa là khi đã xác định được phân khúc thị trường không có nghĩa doanh nghiệp sẽ thực hiện truyền thông tới tất cả nhóm khách hàng. Doanh nghiệp nên tìm ra nhóm khách hàng sẽ mang lợi nhuận cao nhất, có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Từ đó, hoạt động Marketing sẽ hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh mẽ và dồi dào nhân lực thì hoàn toàn có thể lựa chọn thị trường Marketing đại trà (Mass Marketing) để phục vụ tối đa. Còn nếu doanh nghiệp còn nhỏ thì nên sử dụng hình thức marketing cá nhân (Individuals Marketing).

Target

Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường)

Đây là vấn đề về Thương hiệu, Một thương hiệu thành công là thương hiệu đã được đánh dấu trong tâm trí khách hàng. Trên thế giới rất nhiều thương hiệu đã làm được điều này, riêng tại Việt Nam không ít những doanh nghiệp đã thành công khi thực hiện định vị sản phẩm của mình.

Nhắc đến xe Honda bạn nghĩ ngay đến sự bền bỉ, tiết kiệm xăng.

Nhắc đến Yamaha bạn nghĩ ngay đến sự thời trang, mẫu mã đẹp.

Nhắc đến TH TrueMilk bạn nghĩ ngay đến nguồn sữa sạch.

…..Rất nhiều thương hiệu đã khôn khéo khi định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn trong quá trình phát triển. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Target (2)

Vai trò của Chiến lược STP với doanh nghiệp

Trong thực tế của môi trường kinh doanh, nếu doanh nghiệp nào làm tốt những bước bạn đầu doanh nghiệp đó có thể phát triển và ngược lại. Chỉ mất 5 năm để Nokia từ đế chế hoàng kim của mình trở nên lụa bại, cũng chỉ mất 5 năm để Apple chiếm thế thượng phong. Chính là nhờ nhà sáng lập của Apple họ có hướng đi phù hợp, phân khúc và chia lại thị trường điện thoại di động, định vị Iphone là dòng Smartphone cao cấp. Rất nhiều thành công của Apple là nhờ vào sự tính toán kỹ lưỡng, những bước đi của họ đều có chiến lược STP rõ ràng.

Việc lập chiến lược STP còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu chính xác, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ứng dụng chiến lược STP Vào quảng cáo Google Ads

Bước 1: Phân tích thị trường, nhu cầu:

Bước này bạn có thể sử dụng Keywords Planner của Google kết hợp với 25giay.vn để phân tích.

Bước 2: Segmentation

Sau khi phân tích xong thi trường cũng như nhu cầu, bạn cần phân chia thị trường ra thành từng phần nhỏ có những nhóm đặc điểm khác nhau.

Bước 3: Targeting

Sau khi chia thị trường ra thành nhiều mảnh nhỏ, ở bước này bạn chọn những mảnh thị trường nào phù hợp với sản phẩn dịch vụ của bản, cũng như phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Bước 4: Positioning

Sau khi chọn được thị trường mong muốn, ở bước này bạn cần thấu hiểu khách hàng của bạn thực sự cần điều gì ở mỗi phân khúc nhỏ kia để đưa vào quảng cáo đồng thời định vụ thương hiệu của doanh nghiệp bạn (Phân tích Customer Insight).

=>>> Cuối cùng là chạy và kiểm soát kết quả của hoạt động quảng cáo trên Google.

Kết luận: Chiến lược STP đã được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng vào việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông Marketing. Doanh nghiệp muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường cần hiểu rõ về chiến lược STP. Hi vọng bài viết này, 25giay.vn đã cung cấp các thức bổ ích cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.