Tỳ hưu là gì? Hợp tuổi nào? Sự tích, ý nghĩa phong thủy
Nội Dung
Tỳ Hưu là con gì?
Tỳ Hưu là một con thần thú hung dữ trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc. Nó còn được gọi với các tên như Kỳ Hưu, Thiên Lộc, Tịch Tà… (tiếng Trung là 貔貅 – Phiên âm Pixiu ). Tương truyền, nguồn gốc Tỳ Hưu là con của vua Rồng, Rồng sinh ra chín con, là chín thần thú. Con cuối cùng chính là Tỳ Hưu, được cho là đẹp và uy mãnh nhất.
Con Tỳ Hưu có miệng mà không có hậu môn. Có hình dáng gần giống Kỳ Lân, tương truyền là đầu rồng, mình ngựa, đuôi sư tử và có cánh. Đây linh thú mạnh nhất trong tất cả các loại. Chuyên ăn của cải, vàng bạc, châu báu tứ hướng, mang về cho gia chủ mà không ị ra. Sử dụng đặt trong nhà, văn phòng hoặc đeo bên để mang lại sự may mắn, giàu có và xua đuổi tà ma.
Bạn đang xem: Tỳ hưu là gì? Hợp tuổi nào? Sự tích, ý nghĩa phong thủy
Không những vậy, con Tỳ Hưu còn có tài thẩm âm rất tốt vì nó thích âm nhạc, nên các nhạc cụ từ xa xưa cho tới ngày nay vẫn thường khắc linh vật này lên đầu như đàn Nguyệt Cầm, Tỳ Bà…
Tỳ hưu có 1 hay 2 sừng? Có con đực và cái không?
Các truyền thuyết cho rằng, đầu Tỳ Hưu là sự kết hợp từ đầu của mười con thú hàng đầu trong thời cổ đại. Và có hai mươi sáu hình dáng khác nhau, ví dụ như: Có 1 sừng, 2 sừng, có cánh hoặc không có cánh… Có thể thay đổi rất nhiều. Vậy, Tỳ Hưu 1 sừng và 2 sừng giống hay khác nhau?
Theo quan niệm cũ:
- Tỳ Hưu 1 sừng là con Đực, có tên là “Tịch Tà”. Dáng vẻ hung dữ, miệng rộng, luôn mỏ. Chuyên dùng để tấn công yêu ma, xua đuổi tà khí.
- Tỳ Hưu 2 sừng là con Cái, có tên là “Thiên Lộc”. Dáng vẻ uy phong, miệng to và rộng, bụng to, mông to. Chuyên ăn của cải, vàng bạc và châu báu, mang lại tiền tài cho chủ nhân.
Theo quan niệm ngày nay:
Trải qua nhiều thời đại, sự thay đổi, phát triển về hình dạng. Tỳ Hưu ngày nay gần như đồng đều với nhau như cánh ngắn, đuôi xoăn, mắt lồi, răng nanh dài, ngực và mông to, móng sắc nhọn, bờm và râu liên kết với phần ngực, không có hậu môn… không còn có sự phân biệt giữa 2 sừng và một sừng (một sừng phổ biến hơn).
Tất cả đều dùng để mang lại nhiều măn mắn, vượng khí, tài lộc cho chủ nhân và tịch tà, trấn sát.
Làm sao phân biệt được Tỳ Hưu Đực và Cái?
- Ngày nay, để phân biệt Từ Hưu Đực và Cái chúng ta dựa vào chi trước của chúng. Con Đực sẽ có chân trái đứng trước, ngược lại, con cái sẽ có chân phải đứng trước.
- Thông thường, khi thỉnh tượng Tỳ Hưu chúng ta sẽ thỉnh theo cặp, lúc này con cái được gọi là Tỳ, còn con đực là Hưu.
- Tuy nhiên cũng cần lưu ý, một số từ hưu được chế tác để đeo trên cơ thể đã tiến hóa, phát triển, không còn phân biệt đực và cái nữa.
Ý nghĩa của Tỳ Hưu phong thủy
Trong phong thủy, Tỳ Hưu là linh thú số một. Có ý nghĩa chiêu mộ sự giàu có, thu vào của cải từ bốn phương cho chủ nhân.
Ngoài ra, Tỳ Hưu còn có thể biến họa thành lành, mang lại may mắn, loại bỏ xấu xa, tà khí, ảnh hưởng tới hôn nhân.
1. Chiêu tài, hái lộc, mang lại sự giàu có
Tỳ Hưu ban đầu là một con thú cổ đại (không có thật). Thức ăn chủ yếu là vàng bạc, vì có miệng rộng, nhưng không có hậu môn, tức chỉ có thể ăn vào mà không nhả ra.
2. Xua đuổi tà ma
Như đã nói ở trên, trước kia Tỳ Hưu được chia làm 2 loại, trong đó loại một sừng là tịch tà, chuyên xua đuổi tà ma. Với vẻ ngoài hung dữ, chúng ăn thịt những linh hồn ma quỷ, và khiến ma quỷ phải tôn trọng chúng. Do đó, đặt Tỳ Hưu trong nhà, có vai trò trong việc từ tà, trấn sát. Trở thành thần hộ mệnh và giữ an toàn cho gia đình.
3. Thúc đẩy tình cảm và hôn nhân
Tỳ Hưu có tác dụng kích thích tình cảm, hôn nhân từ thời xa xưa. Nhiều người thường thích mang theo một con Tỳ Hưu phù hợp bên mình (vòng, nhẫn hoặc mặt dây chuyền) để thúc đẩy sự hòa hợp trong gia đình, sự hòa hợp giữa các cặp đôi, đặc biệt là giới trẻ.
4. Giúp đỡ và mang lại sự may mắn
Trong nhiều truyền thuyết cổ của Trung Quốc, Tỳ Hưu đã giúp đỡ các vị hoàng đế chiến thắng nhiều cuộc xâm lăng, hoặc trở thành vật cưỡi của các vị vua, giúp họ giành chiến thắng trên chiến trận. Vì vậy, Tỳ Hưu thường được vẽ trên lá cờ của các đội quân ngày xưa để giúp đỡ họ.
5. Hóa giải ngũ hoàng đại sát
Ý nghĩa này được rất nhiều thầy phong thủy chia sẻ, hướng dẫn. Riêng năm 2020, sao ngũ hoàng trấn ngự hướng chính đông thuộc hành mộc, sao ngũ hoàng thuộc hành thổ . Gây thất thoát tiền bạc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuyệt đối năm nay không được động thổ, tu sửa nhà có hướng chính đông. Để hóa giải bằng Tỳ Hưu, có thể đặt Tỳ Hưu bằng đồng hoặc thạch anh trắng ở phía đông (Tỳ Hưu đồng, thạch anh trắng thuộc hành kim, thổ sinh kim sẽ làm giảm sát khí của sao ngũ hoàng).
6. Cải thiện sức khỏe
Nghe tới điều này, nhiều người cho rằng nó hết sức vô lý, làm sao một con Tỳ Hưu bé, trông vô tri vô giác lại có thể giúp cải thiện sức khỏe con người?
Nhưng thực tế, những ý nghĩa trên là hoàn toàn có thật. Việc xua đuổi tà ma giúp con người tránh được việc bị các tác động gây bệnh xâm nhập vào cơ thể (như gió, lạnh, nóng, ẩm ướt…) Ngoài ra, cả phương đông và khoa học phương tây đều chứng minh được rằng. Mỗi vật chất đều có một tần số của nó (năng lượng), và những thứ quý, lâu năm như ngọc, đá quý,… thường chứa một nguồn năng lượng rất lớn, sử dụng đúng cách, sử giúp cơ thể thư thái, khỏe mạnh, giảm bớt bệnh tật.
Nguồn gốc và các sự tích về con Tỳ Hưu
Xem thêm : Cục xì lầu ông bê lắp là gì? Nguồn gốc hót trend trong năm 2020
1. Nguồn gốc Tỳ Hưu
Trong thần thoại cổ của Trung Quốc, Tỳ Hưu là con thứ 9 của vua Rồng. Với hình dáng kỳ lạ, đầu rồng, tai hươu, sừng và cánh phượng, móng vuốt hổ, đuôi của một con sư tử… Nó rất tham ăn, chuyên ăn vàng bạc và châu báu. Một ngày, Tỳ Hưu bị tiêu chảy, đi ỉa khắp nơi khiến Ngọc Hoàng rất tức giận, nên đã vỗ vào mông nó, khiến nó bị phong ấn ở hậu môn, từ đó, mọi của cải mà nó ăn vào không thể ra ngoài được nữa. Từ đó tới nay, Tỳ Hưu trở thành một linh vật may mắn.
2. Truyền thuyết thời vua Minh Thái Tổ
Ngày mới lập quốc, vua Minh Thái Tổ gặp lúc khó khăn, ngân khố cạn kiệt, vô cùng lo lắng. Bỗng một đêm nằm ngủ, vua mơ thấy một con mãnh thú với đầu là của kỳ lân, đầu và chân to, có sừng ở trên đầu, không có hậu môn. Nó xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện, sau đó dùng miệng cắp và nuốt nhanh những thỏi vàng, bay đưa vào trong cung của vua.
Hôm sau, nhà vua đem giấc mơ kể cho các phong thủy sư nghe. Họ tính toán, cho biết, vị trí con thú xuất hiện có cung tài và đó là vùng đất linh. Trời đất muốn vua lập nghiệp lớn nên báo mộng. Sau đó, ngay tại cung tài ấy, nhà vua cho xây một cánh cổng lớn trục bắc nam (đường dẫn vào tử cấm thành). Và chế tác một tượng linh thú lớn đặt trên ấy.
Từ ngày có linh thú phù trợ, nhà Minh phất lên nhanh chóng, ngân khố khi nào cũng đầy ắp. Sau đó, vua Minh còn cho chế tác tượng linh vật trên bằng Ngọc, đem đặt trên lầu cao khu Tài Môn. Cũng từ ngày đó, bờ cõi nhà Minh ngày càng rộng lớn, vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết.
Thời kỳ nhà Mãn Thanh lên ngôi, vẫn rất tin vào truyền thuyết và linh thú ấy. Họ đặt tên cho nó là Kỳ Hưu và đem đặt ở nhiều nơi trong cung. Tuy nhiên, chỉ có trong cung vua mới được đặt, các hoàng tử, hay quan lại không ai được phép. Nếu phạm có thể bị chém đầu.
3. Sự tích Tỳ Hưu với Hòa Thân
Lúc còn trẻ, nhà Hòa Thân rất nghèo, anh nghèo đến nỗi không có nổi 10 lượng bạc đóng quan để nhận một chức quan nhỏ do cha truyền lại. May mắn có ông Liêm (là cha vợ sau này) đã cho tiền, giúp đỡ. Sau này, Hòa Thân trở thành một người có thể nói là đứng dưới một người, trên vạn người. Với câu nói nổi tiếng “những gì Vua có thì Hòa Thân có, những gì Hòa Thân có, Vua chưa chắc đã có”.
Đến khi Hòa Thân bị kế án và chém đầu, quan quân mới hốt hoảng khi phát hiện ra số vàng bạc, châu báu tịch thu được lớn gấp 10 lần ngân khố của Vua.
Điều đặc biệt, Hòa Thân có 2 vật trấn trạch, được giấu trong hòn giả sơn là:
- 1 chữ Phúc do chính Vua Khang Hy viết tặng. Người đời cho biết, có lẽ nhờ chữ phúc được gắn chết vào ngọc này, khiến nhà Vua không thể thu hồi được mà cả nhà Hòa Thân thoát khỏi kiếp nạn tru di tam tộc.
- 2 là một con Tỳ Hưu được làm bằng ngọc phỷ thúy quý hiếm, trong khi của nhà Vua chỉ là bạch ngọc. Không những thế, từ đầu, ngực, mông, bụng Tỳ Hưu của Hòa Thân đều to lớn hơn của Vua. Đó được xem là nguyên do, tài sản của Hòa Thân lớn gấp chục lần ngân khố.
4. Sự tích con Tỳ Hưu với nhà Thanh
Nhà Thanh thời kỳ lớn mạnh, muốn xâm chiếm, thống nhất trung nguyên đang dưới sự kiểm soát của Đại Minh. Trước khi đánh chiếm nhà Thanh cho tính toán, nghiên cứu kỹ phong thủy, phát hiện ra long mạch Đại Minh còn rất thịnh, muốn thành công, cần phá long mạch trước. Nếu không, dù có chiếm được, cũng không thể giữ được trung nguyên rộng lớn này.
Tìm hiểu kỹ, nhà Thanh phát hiện ra rằng, Lưu Bá Ôn đã để lại lời dặn cho nhà Minh rằng, muốn Đại Minh trường tồn, cần phải đặt và giữ nguyên con Tỳ Hưu trên lầu cao Đức Thắng Môn, cho no nó nhìn về phía Vạn Lý Trường Thành, nơi cư ngụ của tộc Nữ Chân, Hung Nô .. nhằm trấn áp. “Tỳ Hưu còn thì Đại Minh còn”. Và Sùng Chính (vua nhà Minh thời đó) rất tin tưởng điều này, luôn cho quân lính canh giữ nghiêm Tỳ Hưu theo đúng vị trí đó.
Biết được sự thể này, nhà Thanh đã phái một đại sư chuyên về phong thủy của mình cải trang, đến lấy lòng Sùng Chính. Khi đã có được sự tin tưởng, ông xui Sùng Chính xoay con Tỳ Hưu vào hướng nội đô. Chính từ lúc đó, vận khí nhà Minh đã hết, phiến loạn, khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, mở đầu là Sấm Vương Lý Tự Thành, tiếp sau đó Ngô Tam Quế đã phản bội, mở cửa Sơn Hải Quan, mở đường cho quân Thanh nhập quan ải. Đại Minh sụp đổ hoàn toàn, Sùng Chính bất lực, tự tay hạ sát Trường Bình công chúa rồi mình cũng treo cổ tự vẫn. Kết thúc một triều đại vương giả.
Ngoài ra, còn rất nhiều truyền thuyết cổ thú vị về thần thú này như: Chuyện vua Càn Long thời nhà Hán rất thích Ngọc cổ, và đặc biệt, ông có 2 con Tỳ Hưu bằng ngọc bích quý, hiện nay chúng còn được trưng bày ở các bảo tàng tại Trung Quốc.
Các chất liệu của Tỳ Hưu
Nhiều người không rõ về chất liệu của Tỳ Hưu có ảnh hưởng gì tới linh khí, công năng của nó hay không. Một số tin rằng, sự khác biệt về chất liệu, cũng tạo ra ảnh hưởng khác biệt cho chủ nhân.
Trên thực tế, chất liệu của Tỳ Hưu chủ yếu được lựa chọn theo nhu cầu của cơ thể và dụng thần của họ.
Mỗi chất liệu mang một từ trường, nguồn năng lượng riêng, không có tốt và xấu. Ví dụ như Tỳ Hưu được làm bằng đá obsidian (đá thủy tinh núi lửa) thì ngoài việc mang lại may mắn, xua đuổi tà ma, nó còn giúp bạn giảm căng thẳng. Do đó, nếu bạn thường xuyên làm việc ngoài giờ nên chọn chất liệu đá obsidian.
Ngọc bích Hetian tự nhiên được xem là ngọc bích tốt nhất cho cơ thể khi được hấp thu linh khí từ mặt trời và mặt trăng qua hàng ngàn, hàng triệu năm. Từ trường năng lượng của nó giống với con người nhất, vì vậy, nó là lựa chọn hàng đầu của phụ nữ, người trung niên và cao tuổi.
Tài Lộc Việt xin nhắc lại, nếu bạn chọn chất liệu Tỳ Hưu, hãy dựa vào dụng thần của bạn. Không có sự khác biệt về hiệu quả của Tỳ Hưu. Điều quan trọng là Tỳ Hưu cần được khai quang, nếu không, dù chất liệu có tốt đến đâu thì nó cũng chỉ là vật vô tri, vô giác, chẳng có tác dụng gì.
Các chất liệu làm Tỳ Hưu phổ biến gồm có: Ngọc, đá tự nhiên, pha lê, vàng, bạc, đồng, gỗ, gốm sứ, …
Lưu ý: Riêng với việc chọn Tỳ Hưu để hóa giải sao Ngũ Hoàng, bạn cần đặc biệt để ý tới chất liệu. Bởi chất liệu có ngũ hành, sao ngũ hoàng cũng có ngũ hành. Năm 2020 sao ngũ hoàng đại sát có hành Thổ
- Bạn không dùng Tỳ Hưu có chất liệu thổ tính (gạch, gốm sứ…) màu sắc thổ tính (vàng, nâu đất…) vì chúng tương hợp, làm sao ngũ hoàng mạnh hơn.
- Đặc biệt, không dùng Tỳ Hưu có chất liệu hỏa tính (nhựa…), màu sắc hỏa tính (đỏ, tím, hồng..) vì chúng tương sinh với hành thổ, làm sao ngũ hoàng mạnh lên gấp bội.
Con Tỳ hưu hợp với tuổi nào?
Ai cũng có thể đeo Tỳ Hưu, bất kỳ tuổi nào, già trẻ gái trai đều mang được. Trừ người sinh năm tuổi Hổ, bởi những con hổ trắng và Tỳ Hưu đối nghịch với nhau. Những người sinh năm Hổ sẽ làm suy yếu đi hào quang của Tỳ Hưu.
Nếu một người tuổi Hổ thực sự cần mang Tỳ Hưu, hãy hết sức chú ý tới việc chăm sóc, di chuyển của bạn. Vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới linh thú này. Đồng thời, không được phép mang bất kỳ một trang sức, tượng hoặc hình ảnh hổ nào bên mình, trong nhà…
Tuy nhiên, hãy tìm dụng thần của bạn, từ đó lựa chọn chất liệu, màu sắc Tỳ Hưu phù hợp để thỉnh.
Cách chọn Tỳ Hưu hợp mệnh chuẩn nhất
Xem thêm : COSMOS NETWORK (ATOM) là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về ATOM
Để chọn Tỳ Hưu hợp mệnh gia chủ, chúng ta chủ yếu dựa vào dụng thần của bạn, từ đó lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp theo ngũ hành. Yếu tố chất liệu là quan trọng, ảnh hưởng đáng kể và cần được lưu ý đầu tiên.
Muốn tìm dụng thần của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Tài Lộc Việt hoặc tìm thầy phong thủy có kinh nghiệm, không tự ý tham khảo trên mạng dẫn đến sai.
Hiện các cửa hàng, trang mạng thường chia sẻ các kiến thức, quan niệm sai trong việc lựa chọn linh vật phong thủy Từ Hưu. Phổ biến sẽ là:
“Mỗi chúng ta, ai cũng có 2 loại mệnh:
- Một là mệnh sinh (tính theo năm sinh, vd sinh năm 1990 là mệnh Thổ), dùng để bói toán, xem ngày dựng vợ, giả chồng, xây nhà… đại khái là những gì liên quan trực tiếp tới sinh mệnh, cuộc sống của bạn sẽ dùng mệnh sinh để xem.
- Hai là mệnh cung phi (tính theo năm sinh, giới tính theo ngũ hành và bát quái, vd như sinh năm 1990 sẽ có mệnh cung là Thủy), mệnh này phản ánh vạn vật trong vũ trụ và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Do đó, được sử dụng để xác định màu sắc, sự tương sinh, tương khắc của vạn vật với chu nhân, dùng định phương hướng, tu tạo nhà cửa… Và để lựa chọn Tỳ Hưu hợp mệnh, chúng ta phải chọn mệnh này để xác định. Nếu dựa vào sinh mệnh là sai hoàn toàn.
Và các hướng dẫn “chọn Tỳ Hưu hợp mệnh theo màu sắc trong ngũ hành“
1. Cách chọn Tỳ Hưu cho người mệnh Thổ
Người có mệnh cung phi là Thổ:
- Nên chọn Tỳ Hưu thuộc hành Hỏa để được tương sinh. Đó là các Tỳ Hưu có màu đỏ, hồng hoặc tím.
- Hoặc chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thổ để được tương hợp. Hành thổ có màu đặc trưng là vàng, nâu đất.
- Chú ý, không chọn Tỳ Hưu thuộc hành Mộc, vì nó tương khắc với hành Thổ của bạn. Hành Mộc có màu đặc trưng là xanh lục. Và không chọn hành Thủy vì bạn khắc nó, do đó có thể làm Tỳ Hưu không thể phát huy được hết khả năng.
- Nếu bạn chú ý tới chất liệu Tỳ Hưu, chỉ cần không chọn Tỳ Hưu làm bằng gỗ là được, vì nó thuộc hành Mộc, tương khắc với hành Thổ của bạn.
2. Cách chọn Tỳ Hưu cho người mệnh Thủy
Người có mệnh cung phi là Thủy:
- Nên chọn Tỳ Hưu thuộc hành Kim để được tương sinh. Hành Kim đặc trưng bởi màu trắng, xám hoặc bạc.
- Hoặc chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thủy để có tương hợp. Hành Thủy có màu sắc chủ đạo là xanh nước biển, đen…
- Chú ý, tuyệt đối người mệnh Thủy không chọn Tỳ Hưu thuộc hành thổ (có màu nâu đất, vàng), bởi đây là hành tương khắc, có thể làm tổn hại tới chính chủ nhân. Và không chọn hành Hỏa (màu đỏ, tím, hồng) vì bạn khắc nó.
- Ngoài ra, nếu bạn muốn chọn chất liệu Tỳ Hưu theo ngũ hành, chỉ cần không chọn linh vật làm bằng đá, ngọc, gạch, gốm sứ là được. Vì chúng thuộc hành Thổ, tương khắc với ngũ hành Thủy của bạn.
3. Cách chọn Tỳ Hưu cho người mệnh Kim
Người có mệnh cung phi là Kim:
- Nên chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thổ để được tương sinh. Hành thổ có màu đặc trưng là vàng và nâu đất.
- Hoặc chọn Tỳ Hưu thuộc cùng hành Kim để được tương hợp. Màu hành kim là trắng, xám và bạc.
- Không chọn Tỳ Hưu thuộc hành Hỏa, vì Hỏa khắc Kim. Màu của hành hỏa là đỏ, hồng và tím. Và không chọn Tỳ Hưu hành Mộc (màu xanh lục) vì bạn khắc nó.
- Nếu muốn chọn chất liệu, bạn không chọn chất liệu thuộc hành Hỏa (như nhựa…) là được, vì nó tương khắc với mệnh Kim.
4. Cách chọn Tỳ Hưu cho người mệnh Hỏa
Người có mệnh cung phi là Hỏa:
- Nên chọn Tỳ Hưu thuộc hành Mộc để được tương sinh. Hành mộc có màu đặc trưng là xanh lục, chất liệu đặc trưng là gỗ.
- Hoặc chọn Tỳ Hưu thuộc cùng hành Hỏa để được tương hợp. Hành hỏa có màu đỏ, tím và hồng.
- Không chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thủy (xanh nước biển, đen) vì nó tương khắc, có thể gây tổn hại cho chủ nhân. Còn hành Kim (trắng, xám, bạc) là bạn khắc nó, có thể làm linh vật bị suy yếu.
- Nếu chú ý tới chất liệu, bạn không chọn chất liệu Tỳ Hưu thuộc hành Thủy (thủy tinh, kính…) là được. Vì nó tương khắc.
5. Cách chọn Tỳ Hưu cho người mệnh Mộc
Người có mệnh cung phi là Mộc:
- Nên chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thủy để được tương sinh. Hành thổ đặc trưng bởi màu đen, xanh nước biển.
- Hoặc chọn Tỳ Hưu thuộc hành Mộc (màu xanh lục) để được tương hợp.
- Không chọn Tỳ Hưu thuộc hành Kim (có màu trắng, xám, bạc) vì tương khắc với bạn, có thể gây tổn hại. Ngược lại, linh vật hành Thổ (vàng, nâu đất) lại bị bạn khắc, suy yếu, không phát huy được năng lực.
- Nếu bạn muốn chọn chất liệu Tỳ Hưu, không chọn Tỳ Hưu làm bằng chất liệu thuộc hành Kim (kim loại, đồng, vàng, bạc…) là được.
Đúng không, có phải đó là những gì bạn được nói?”
Nó không đúng đâu nhé, không có cái gọi là mệnh sinh, chỉ có niên mệnh nạp âm. Và nếu dựa vào cung phi, lựa chọn ngũ hành tương sinh cũng sai nốt. Để lựa chọn Tỳ Hưu hợp với mình, bạn cần phải biết dụng thần, từ đó bổ sung ngũ hành khuyết mới đúng.
Cách khai quang Tỳ Hưu chuẩn Phong Thủy
Như Tài Lộc Việt đã chia sẻ ở trên. Mang Tỳ Hưu thì điều quan trọng nhất là phải khai quang được linh vật, để nó nhận chủ nhân và phò trợ thì mới có tác dụng. Còn nếu không, dù làm bằng chất liệu gì, quý đến mấy, nó cũng chỉ là một vật vô năng.
Nhiều người dùng trên mạng nói rằng, “Tỳ Hưu có thể tự khai quang và nhận chủ nhân”. Điều đó là không đúng. Bất kỳ một linh vật nào thuộc về tâm linh đều cần bạn nói “thỉnh cầu” và khai quang mới phát huy tác dụng. Tỳ Hưu cũng vậy, chỉ khi được khai quang thì mới có sức mạnh đem lại may mắn, xua đuổi tà ma, phò trợ cho chủ nhân của nó. Và nên chính bạn là người thực hiện điều này.
Lưu ý: Khi mua Tỳ Hưu về, nhớ bịt mắt Tỳ Hưu lại, đợi đến ngày khai quang mới mở ra.
Chuẩn bị khai quang cho Tỳ Hưu:
- Một chiếc bàn sạch.
- Một chiếc khăn bông
- Một chén nước chè
- 7 viên đá quý, đá gì cũng được (thất bảo thạch)
- 1 chén nhỏ gạo ngũ cốc tạp
- 1 sợi dây ngũ sắc
- 1 sợi dây ngũ đế (xâu tiền)
- Linh đang
- 1 tờ giấy đỏ, kích thước tùy ý, bên trên có ghi “bài chú phước lành Tỳ Hưu” như sau:
- Kim quang nhất khí, TỲ HƯU cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.
- Kim quang nhị khí. TỲ HƯU phúc giáng, phúc lộc mãn đình,phúc tinh cao chiếu.
- Kim quang tam khí,TỲ HƯU điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.
Cách thức tỉnh – Khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu
- Đầu tiên, hãy chọn một ngày đẹp, giờ đẹp
- Đặt Tỳ Hưu lên một chiếc bàn, quay Tỳ Hưu về hướng Thần Tài, bỏ khăn đỏ khỏi mắt.
- Bỏ lần lượt 7 viên đá quý, gạo ngũ cốc tạp, sợi dây ngũ sắc vào bụng Tỳ Hưu
- Treo sợi dây ngũ đế, linh đang lên cổ Tỳ Hưu
- Bày biện các lễ vật, đồ chuẩn bị khác lên bàn.
- Sau đó, chủ nhân cầm ném nhang, đứng phía sau Tỳ Hưu, hai bàn tay chắp lại với nhau theo hình dấu +. Niệm “bài chú phước lành” trên giấy đỏ. Xong mắt nhắm lại và bắt đầu cầu ước, hãy thật thành tâm, càng thành tâm thì càng linh, nhớ nói “thỉnh cầu”.
- Sau khi ước xong, đặt tờ niệm vào bụng Tỳ Hưu, như vậy là Tỳ Hưu đã có linh khí rồi. Bây giờ quay Tỳ Hưu lại phía mình.
- Thực hiện điểm nhãn. Lấy một chiếc khăn bông sạch, thấm một chút nước chè và điểm (hay chấm) vào mắt Tỳ Hưu. Thực hiện điểm mắt trái trước, sau đó qua mắt phải. Lặp đi lặp lại 3 lần.
- Dùng tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, lấy ngón cái tay phải xoa đầu Tỳ Hưu từ trước ra sau. Cũng thực hiện 3 lần.
- Tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ Hưu, để linh vật bắt đầu ăn tiền, hút tài, chiêu lộc.
- Bạn đã khai quang điểm nhãn xong cho Tỳ Hưu, linh vật đã nhận chủ nhân và bắt đầu phò trợ. Lúc này có thể mang Tỳ Hưu đặt ở phòng khách, quầy cửa hàng, thu ngân, cửa hay mang lên người…
Một cách khai quang khác
Vẫn ưu tiên dùng cách trên hơn, nếu không thể kiếm được đầy đủ lễ vật, có thể thực hiện theo cách này.
- Bước 1: Lấy một miếng vải đỏ sạch, đặt Tỳ Hưu lên, gói lại và để dưới gối ngủ của bạn (chủ nhân) đúng 24h.
- Bước 2: Sau đó, mang Tỳ Hưu ra để ở ngoài cửa sổ hai ngày để linh vật hấp thụ linh khí của trời đất (thiên địa chi khí)
- Bước 3: Dùng nước giếng và nước mưa trộn lẫn (nước âm dương) lau mắt, miệng, mũi, mông Tỳ Hưu, cách thực hiện như trên. (nếu không có nước âm dương, có thể dùng nước lọc cho thêm chút muối).
Tham khảo: Tỳ Hưu để bàn – Các mẫu đẹp, ý nghĩa và cách bài trí
Cách mang và đặt tỳ hưu trong nhà, bên mình
Tượng Tỳ Hưu thờ nên dùng 1 cặp (một đực và một cái). Có thể để chung trong bàn thờ Thần Tài, Ông Địa. Để trên két sắt, tủ phòng khách, quầy thu ngân… đều được. Quan trọng là cần phải quay đầu Tỳ Hưu ra phía cửa chính hoặc cửa sổ để nó hút tài, hái lộc. Lưu ý là để xéo cửa, không để ở chính diện cửa chính. Và tuyệt đối không quay vào trong, sẽ làm mất lộc, thậm chí Tỳ Hưu còn hút của chính bạn.
Nếu là đeo nhẫn Tỳ Hưu, cần hướng đầu Tỳ Hưu ra ngoài (phía ngón tay) hoặc sang ngang. Tuyệt đối không hướng vào trong, phạm phong thủy, rất không tốt.
Dùng Tỳ Hưu đeo cổ thì để đầu linh vật hướng lên trên, không chúc xuống dưới, phạm phong thủy.
Dùng vòng tay Tỳ Hưu đeo tay phải để đầu hướng sang trái.
Lưu ý:
- Không dùng Tỳ Hưu bị đục, khoan lỗ ở đít, vì Tỳ Hưu vốn là linh vật không có lỗ đít nên mới giữ của. Nếu có lỗ, thì nó vào rồi sẽ ra, không giữ lại được.
- Nếu thờ tượng Tỳ Hưu, mỗi ngày cần đốt một vòng nhang (không đốt hương thờ) để Tỳ Hưu ngửi (vấn), nếu không có thể đặt bên cạnh Tỳ Hưu một ly nước, điều này giúp linh vật có sức đi kiếm ăn, tha vàng, mang bạc về cho chủ nhân.
- Bát hương thờ Tỳ Hưu chỉ được cho các loại gạo có màu (gạo đen, đỏ, trân châu..) vào, không được cho đất cát vào.
- Chỉ lau chùi Tỳ Hưu vào cách ngày âm lịch sau: 6/2, 2/6, 14/7 và 12/9
- Muốn di chuyển Tỳ Hưu đi chỗ khác, trước tiên phải dùng vải đỏ che mắt nó lại.
- Nên đeo trên tay và cổ bằng một chuỗi màu đỏ (chuỗi hạt hoặc dây)
Tìm hiểu thêm: Có nên đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ gia tiên?
Những điều cấm kỵ khi thỉnh Tỳ Hưu
- Tỳ Hưu không hợp với người sinh năm Hổ.
- Tỳ Hưu không nói mua, mà cần phải nói thỉnh (một dạng luật của Tôn Giáo, Tâm Linh, không mua bán…)
- Đeo Tỳ Hưu cần phải khai quang nhận chủ nhân mới có tác dụng
- Không khoan, đục lỗ ở đít Tỳ Hưu
- Tỳ Hưu là linh thú, không phải phật nên không thích thắp nhang.
- Tượng Tỳ Hưu cần phải đối xứng 2 bên trái phải, giữa. Nếu không đạt được, hãy cột một sợi dây màu đỏ vào cổ của nó là khắc phục được.
- Không đặt Tỳ Hưu quay đầu vào trong nhà, phải quay đầu ra ngoài.
- Càng không để linh vật này ở đối diện cửa chính (xông chính môn). Vì đó là nơi của thần cửa, thần tài. Phải tôn trọng, không được phạm tới thần.
- Không đặt Tỳ Hưu quay mặt vào gương, đây là điều kiêng kỵ vì gương có quang sát, làm suy yếu Tỳ Hưu. Ngoài ra, nếu bạn đi ngoài trời nắng, hãy chú ý che chắn, bảo vệ cho Tỳ Hưu.
- Không đặt Tỳ Hưu trong giường ngủ, hoặc ở đâu thấy cảnh ân ái. Điều này làm hoen uế Tỳ Hưu, khiến nó hấp thụ những linh khí xấu, không tốt. Có thể làm xuất hiện kẻ thứ 3 đào mỏ trong nhà bạn.
- Kiêng kỵ cho trái lê và dâu tây vào đồ lễ thắp hương.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh tuyệt đối không thắp hương, sờ mó Tỳ Hưu, đặc biệt phần miệng, đầu.
- Không để người khác sờ vào Tỳ Hưu của bạn
- Không sờ vào mắt, miệng Tỳ Hưu vì sẽ làm nó mờ mắt, mòn răng, giảm khả năng tìm kho báu, chiêu tài hút lộc.
- Nếu dùng mặt dây chuyền, nhẫn hoặc vòng Tỳ Hưu, các phụ kiện đi kèm không được quý lớn vì sẽ che mất mắt Tỳ Hưu.
- Khi Tỳ Hưu đã được khai quang nhận chủ, đừng để nó không được sử dụng trong thời gian dài, nó sẽ cảm thấy không được chủ nhân quan tâm chăm sóc.
- Tránh ăn ớt khi đeo Tỳ Hưu vì nó làm thất thoát tài vận.
Các mẫu Tỳ Hưu phong thủy may mắn, chiêu tài hái lộc, trấn sát
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp