Bokeh là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách chụp ảnh bokeh cho người mới

0

Một trong những thuật ngữ nhiếp ảnh là Bokeh – kỹ thuật nhiếp ảnh để có những bức ảnh thu hút. Tuy nhiên đối với những người mới tiếp xúc với bộ môn chụp ảnh đây là một thuật ngữ khá mới lạ và khó hiểu.

Vậy Bokeh là gì? Làm sao để có được những bức ảnh Bokeh đẹp cho người mới. Hãy cùng pus.edu.vn tìm hiểu về phương thức chụp ảnh độc đáo này nhé. 

Khái niệm về Bokeh

Tên gọi Bokeh được bắt nguồn từ Nhật Bản, dùng để mô tả hiện tượng, hay “cảm giác” về dùng bị nhòe mờ ( Out of focus) trong ảnh. Đây là một trong những kỹ thuật chụp ảnh khá phổ biến và quen thuộc đối với các nhiếp ảnh gia. Nó còn được biết đến với tên gọi là Boke. 

Bokeh ở đây không được hiểu theo nghĩa thông thường là khoảng cách xa hay gần của đối tượng bị out nét (trượt nét). Nó được dịch theo nghĩa bóng là chất lượng và hình ảnh của phần nằm ngoài vùng focus. 

Bokeh là gì?
Bokeh là gì?

Để có thể dễ hiểu hơn, Bokeh có thể hiểu là chất lượng hình ảnh của các phần nằm ngoài vùng lấy nét hoặc toàn bộ khu vực bị làm mờ của một bức ảnh. Điều này phụ thuộc vào ống kính không phải do kỹ thuật chụp. Phần nhòe ở đây chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được, nó không phải là độ mờ ở phía trước hay phía sau chủ thể. Nhòe mà chúng ta thường thấy là kết quả của độ sâu trường ảnh nông, hay chính là việc làm mờ nền. 

Bokeh là kỹ thuật dùng để chụp cho những ánh đèn nhẹ nhàng dùng để trang trí hoặc các phần từ xa. Bức ảnh sẽ có phông nền mềm mịn và mờ mờ ảo ảo. Kỹ thuật này gồm có 2 phần chính:

Focus Transition và Out of Focus highlight trong Bokeh
Focus Transition và Out of Focus highlight trong Bokeh
  • Focus Transition: đây là phần chính của Bokeh. Sự chuyển vùng từ rõ nét sang out nét, mượt (smooth) hay gắt (harsh). Phần này sẽ giúp định hình phong cách của ảnh có dịu dàng, mềm mại, mát mắt hay không. 
  • Out of focus highlight: phần những điểm sáng nằm ngoài vùng lấy nét của ảnh. Phần này sẽ chủ yếu là hình dạng và độ lóe sáng. Hình dạng được quyết định bởi số lượng lá khẩu (Diaphragm Blade) và cách sắp xếp các lá khẩu trong ống kính. (tròn, bát giác, lục giác…) Độ lóe sáng là kích thước và sắc độ của các điểm sáng nằm ngoài vùng lấy nét của ảnh

Các loại ảnh Bokeh

Bokeh được chia ra làm nhiều phong cách khác nhau. Những loại ảnh Bokeh phổ biến nhất hiện nay, chủ yếu là: 

Transition Bokeh

Với loại ảnh này, khi thay đổi độ sâu trường ảnh, sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi: thoát khỏi độ sắc nét. Để tạo nên hiệu hướng bokeh, bức ảnh cần tạo cho người xem cảm giác không biết được những điểm nào không có độ sắc nét. Hoặc người chụp cần biết khi nào thì sự chuyển tiếp liên tục sẽ tạo nên hiệu ứng bokeh. 

Bức ảnh sử dụng cách chụp Transition Bokeh
Bức ảnh sử dụng cách chụp Transition Bokeh

Thông thường, mọi người đơn giản chỉ nghĩ Bokeh là bức ảnh có một khu vực bị mờ và khó nhận biết được đó là vùng nào. Nếu là một người mới bắt đầu chụp ảnh, cần lưu ý về thời điểm bắt đầu sử dụng hiệu ứng này.

Bokeh phía sau

Với loại ảnh thức 2 này, thường được ứng dụng để chụp chân dung. Một bức ảnh nổi bật với nền mờ nhưng long lanh màu sắc sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ. Đây là một hiệu ứng có tác dụng lớn đối với những bức ảnh chân dung. 

Bokeh phía trước

Với những bức ảnh Bokeh phía trước, chủ thể trong tấm hình sẽ trở nên bắt mắt hơn rất nhiều. Nhiều người thường lầm tưởng rằng: sử dụng bokeh từ phía trước dễ gây xao nhãng và không thích thú. Không tạo được hiệu ứng tốt và chằn tầm nhìn của người xe đối với chủ thể như với bokeh từ phía sau. Tuy nhiên, chỉ cần xử lý tốt, bức ảnh của bạn sẽ trở nên lung linh hơn rất nhiều. 

Bokeh phía trước
Bokeh phía trước

Bokeh tia sáng

Đây là kiểu ảnh Bokeh cuối cùng được nhắc đến trong bài. Với kiểu chụp này, những phần như: vòng tròn mờ hay những vệt sáng từ đèn điện, đèn tròn. Hay những đốm nhỏ phát sáng từ bề mặt của phông nền phía trước hoặc phía sau.

Những lưu ý để có được một bức ảnh Bokeh đẹp

Đơi với những người mới bắt đầu, để có được những bức ảnh đẹp khi sử dụng Bokeh, cần lưu ý những mẹo sau:

Sử dụng khẩu độ lớn

Điều này phụ thuộc vào ống kính chứ không phải máy ảnh của bạn. Muốn có được những bức ảnh Bokeh đẹp, hãy đặt khẩu độ đến giá trị “thấp nhất” hay còn gọi là khẩu độ tối đa. Ngoài ra, có thể thực hiện việc cài đặt khẩu độ bằng việc đặt chế độ máy ảnh thành “Ưu tiên khẩu độ”, đặt “f” thành số nhỏ nhất mà ống kính cho phép.

Tác dụng của việc này là giúp ảnh có độ sâu trường ảnh giảm, làm giảm độ sắc nét của khu vực chủ thể so với nền. 

Giảm khoảng cách giữa chủ thể và máy ảnh

Trên thực tế, khi đứng càng gần đối tượng chụp, nền sẽ càng mờ. Tương tự như việc ngón tay từ xa lại gần mắt: càng đưa lại gần thì mắt người nhìn lại càng tập trung vào ngón tay và nền xung quanh càng mờ đi.

Giảm khoảng cách giữa chủ thể và máy ảnh cho bức ảnh đẹp
Giảm khoảng cách giữa chủ thể và máy ảnh cho bức ảnh đẹp

Ống kính máy ảnh cũng sẽ hoạt động giống như vậy. Máy càng gần chủ thể cần chụp, ống kính sẽ tập trung vào chủ thể và độ sâu trường ảnh sẽ nhỏ nhất.

Tăng khoảng cách giữa chủ thể và nền

Việc chụp ảnh đối tượng quá gần so với nền sẽ làm hiệu ứng bokeh không đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiệu ứng Bokeh đẹp cần sắp đặt đối tượng cách xa nền. Độ sâu trường ảnh không phải là ranh giới để có thể nhận định chính xác trong việc chụp ảnh. Nó chỉ biến đổi từ sắc nét đến mờ dần. 

Sử dụng tiêu cự dài

Nếu bạn không muốn thay đổi khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể hãy tăng tiêu cự ống kính lên. Tăng tiêu cự ống kính sẽ giúp giảm độ sâu trường ảnh. Vì vậy nếu ống kính zoom hãy sử dụng tiêu cự dài nhất có thể để tách chủ thể ra khỏi nền.

Chẳng hạn, ống kính zoom 70-300 mm, khi chụp ở tiêu cự 300mm sẽ tách thủ thể nhiều nhất khỏi nền. Tuy nhiên, khi chụp với 70mm, sẽ có nhiều vật thể sắc nét hơn trong nền ảnh.

Sử dụng tiêu cự dài giúp bức ảnh đẹp hơn
Sử dụng tiêu cự dài giúp bức ảnh đẹp hơn

Sử dụng ống kính nhanh

Một lưu ý tốt nhất mà pus.edu.vn có thể dành cho bạn chính là việc sử dụng ống kính có khẩu độ tối đa lớn. Đơn giản bởi khẩu độ sẽ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Nếu sử dụng máy ảnh hiệu Nikon có thể chọn những ống kính như: Nikon 50mm f / 1.4, Nikon 85mm f/1.4 hoặc Nikon 70-200mm f/2.8. Đây đều là những ống kính có khẩu độ tối đa lớn và được tối ưu quang học cho chụp chân dung. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại ống kính Nikon loại rẻ hơn như: Nikon 50mm f / 1.8 và Nikon 85mm f / 1.8 chẳng hạn. 

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của pus.edu.vn sẽ giúp ích cho những bạn yêu thích chụp ảnh. Hiệu ứng Bokeh sẽ giúp bạn sẽ có thêm nhiều bức ảnh đẹp và bắt mắt hơn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo những thông tin dưới đây.

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.