Đánh giá Nikon D610

0
Đã 5 năm trôi qua, Nikon vẫn chưa giới thiệu người kế nhiệm Nikon D610 và chiếc máy vẫn được nhiều người chọn mua. So với lúc ra mắt, hiện tại chiếc máy có giá rất dễ chịu. Nếu bạn nào đang muốn nâng cấp lên Full frame giá rẻ, đây là một cơ hội rất tốt. Mình nhận được yêu cầu đánh giá Nikon D610, để tiết kiệm mình mua máy cũ từ Úc.

Chiếc máy được gói trong túi nhung Swarowski, không kèm hộp như những lần trước chia sẻ với các bạn. 

Chúng ta có một thân máy còn  đẹp, cao su chưa mòn hay bong tróc. Thiết kế của Nikon D610 rất giống với Nikon D600. Máy khá đủ món ăn chơi như đèn trợ nét, PV, FN, BKT, nhưng hơi đáng tiếc là chiếc máy chỉ có thể ghi âm Mono. Gương lật trên Nikon D610 được thiết lại và cải tiến nhiều, khi chụp khá êm. Không kêu tới mức giật mình như Nikon D700. Theo mình đây là một điểm tốt, giúp máy của bạn bớt bị rung, gây nhòe ảnh.

Cảm biến của Nikon D610 có kích (35.9 x 24 mm) với 24.3 triệu điểm ảnh hiệu dụng. Độ nhạy ISO từ 100-6400, có thể mở rộng 50 – 25600. Dynamic Range đạt 14.4 bit,  sẽ giúp bạn chụp được những bức hình có màu sắc tốt, ít nhiễu . Cảm biến này có thể quay phim Full HD 1920×1080 30p và tr Qua thực tế sử dụng mình thấy, ảnh RAW của Nikon D610 giữ chi tiết rất tốt, lỡ tay chụp thiếu vài stop cũng không thành vấn đề, bạn có thể dụng phần mềm Capture NX-D để xử lý.

 

Nikon D610 sử dụng cảm biến CAM4800 phiên bản FX. Tính năng tương tự như CAM4800 DX trên Nikon D7000. Cảm biến có 39 điểm lấy nét, điểm trung tâm có thể lấy nét tốt tại f/5.6 và -1 EV. Do số lượng điểm lấy nét ít, nên khu vực lấy nét khá nhỏ, nằm co cụm trong khoảng giữa của kính ngắm. Nếu bạn thường xuyên sử sử dụng điểm trung tâm, sau đó lấy nét và bố cục, thì 39 điểm hay 1 điểm không thành vấn đề. Cách lấy nét này không tối ưu khi sử dụng các lens khẩu độ lớn, nên chúng ta hay dùng cách di chuyển điểm lấy nét tới vị trí lấy nét, lúc này số điểm lấy nét trên D610 là một hạn chế. 

Mặt sau dễ sử dụng bằng hai tay và có thể gắn bảo vệ màn hình. Màn hình trên máy có kích thước 3.2″ với 921K điểm ảnh.

Đây là loại màn hình cũ, rất đẹp so với Nikon D700, nhưng kém xa so với Nikon D7100. Nikon D610 có sẵn một cảm biến dùng để đo ánh sáng môi trường nằm ngay cạnh phím Liveview. Chiếc cảm biến sẽ điều khiển tăng giảm độ sáng màn hình LCD, cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Nikon D700 vs Nikon D610

 Nikon D7100 vs Nikon D610

Kính ngắm của Nikon D610 sử dụng lăng kính, độ phóng đại 0.7x và bao phủ 100% khung hình. Kính ngắm này có chất lượng tương tự trên Nikon D3 và Nikon D4. Trong kính ngắm có hỗ trợ các đường lưới, giúp bạn bố cục được ngay ngắn và đúng tỷ lệ hơn. Các đường lưới này cũng có thể phát sáng khi cần thiết. Màn hình hiển thị thông tin, bên trong kính ngắm vẫn thuộc thế hệ cũ. Không phải OLED trắng như trên Nikon D7100.

Tay cầm trên Nikon D610 được bọc cao su mềm và khá sâu. Mình cầm liên tục 4 giờ, mà không cảm thấy khó chịu.

Chiếc máy được trang bị 2 khe thẻ nhớ SD UHS-I, hỗ trợ tốc độ ghi tối đa 104MB/s. Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh Raw, thì có thể mua các loại thẻ như Sandisk Extreme Pro 95 MB/s. Tốc này vừa đủ lưu ảnh Raw nhanh và không quá đắt.

Đặt cạnh Nikon D700, để thấy sự khác biệt về tay cầm, bố trí thẻ nhớ.

Hông bên trái chứa tất cả các kết nối của máy và có nắp cao su ngăn bụi bẩn, hơi nước lọt vào trong máy.

Chúng ta thấy Nikon D610 nhiều kết nối hơn Nikon D700. Chiếc máy vẫn sử dụng cổng Mini USB như Nikon D700.

Nikon D7100 vs Nikon D700

Mặt trên của tương tự đàn em Nikon D600Hai máy chia sẻ rất nhiều điểm chung, từ LCD phụ, phím tính năng.

Chiếc máy được sản xuất tại Thái Lan. Trên đây cũng bố trí sẵn các lỗ gắn tripod và grip, các vị trí kết nối bọc cao su cẩn thận. Ok, vậy là chúng ta tìm hiểu khá chi tiết về thân máy. Vậy phụ kiện sẽ có những gì ?

Một chiếc dây đeo tiêu chuẩn, chiếc dây này không phải dành cho Nikon D610

Một chiếc sạc Nikon MH-25, mình đã so sánh với chiếc của Nikon D7100. Chúng hoàn toàn giống nhau, có thể sử dụng chung.

Sợi cap sạc theo tiêu chuẩn…mà VN rất khó xài. Chúng ta có thể mua cap thay thế hoặc dùng Adapter.

Cuối cùng là một viên pin Nikon EN-EL15. Đây là pin tiêu chuẩn, bạn có thể dùng chung cho D810, D7100.

Mình đã chụp khá nhiều hình, trong nhiều điều kiện khác nhau. Chiếc Nikon D610 đáp ứng khá tốt từ chất lượng ảnh, lấy nét, khả năng giữ chi tiết khi chụp thiếu sáng.

Nikon D610 sử dụng hệ thống lấy nét khá yếu, tương đương với D7000 hay D5500. Nhưng qua thực tế sử dụng, máy lấy nét ổn định, chính xác hơn so với D7000 nhiều. Bạn có thể xem loạt ảnh phía trên và tải ảnh gốc về tại đây.

Chụp nguyên con xe thì dễ quá phải không ? Một vài tấm chụp khó hơn, xe di chuyển nhanh và ánh sáng chênh lệch rất nhiều. Qua đây bạn có thể tin tưởng hệ thống lấy nét trên Nikon D610, trong những điều kiện đủ sáng tương tự như trên.

Một số ảnh chân dung, trong điều kiện ánh sáng không tốt. Điều kiện này bạn sẽ thường xuyên gặp phải, trong tiệc cưới, hội nghị. Mình thấy khả năng lấy nét của Nikon D610 bắt đầu lộ rõ điểm yếu, đặc biệt là những điểm lấy nét (-). Để quá trình lấy nét thuận lợi, chúng ta nên sử dụng đèn trợ nét trên thân máy và điểm lấy nét (+), khả năng lấy nét của máy được cải thiện đáng kể. Như vậy mình đã chia sẻ một số ảnh gốc của Nikon D610, trong nhiều điều kiện khác nhau. Nếu bạn đang có ý định mua Nikon D7200/D7500 hay nâng cấp từ những chiếc máy thấp hơn như D7000/7100. Đây là một lựa chọn hay, chất lượng ảnh được nâng cao, iso tốt, tận dụng lợi thế của lens FX. Mình quen dùng D7100, mình thấy ảnh của D610 hơi kém chi tiết hơn do vẫn còn AA Filter. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết so sánh Nikon D700 và Nikon D610. Cảm ơn, chúc bạn nhiều ảnh đẹp.

Nikon D610 sử dụng hệ thống lấy nét khá yếu, tương đương với D7000 hay D5500. Nhưng qua thực tế sử dụng, máy lấy nét ổn định, chính xác hơn so với D7000 nhiều. Bạn có thể xem loạt ảnh phía trên và tải ảnh gốc về tại đây.

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.