Đánh giá Xiaomi Redmi AC2100 – Bộ phát Wi-Fi ngon bổ rẻ
Tại hội nghị của Redmi vào ngày 10/12. Hãng đã giới thiệu chiếc Xiaomi Redmi AC2100, đây là Router Wi-Fi đầu tiên mang thương hiệu Redmi. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tính năng và hiệu năng thực tế của Redmi AC2100.
Nội Dung
Trên tay Xiaomi Redmi AC2100
Sau khi tham khảo đánh giá Xiaomi Redmi AC2100 trên diễn đàn. Mình quyết mua một chiếc với giá 730k. Có lẽ do sản phẩm quá mới và chưa có nhiều đánh giá thực tế tại Việt Nam. Nên phần lớn shop đều hết hàng hoặc phải đặt trước 20 ngày. Vậy chúng ta có gì với 730k?
Bạn đang xem: Đánh giá Xiaomi Redmi AC2100 – Bộ phát Wi-Fi ngon bổ rẻ
Sản phẩm được bảo vệ cẩn thận trong hộp giấy cứng. Mặt trước cho thấy ngoại hình và tính năng nổi bật của sản phẩm nằm bên trong. Tất cả đều viết bằng tiếng Trung Quốc.
Bên trong, chúng ta có 1 cục sạc, 1 dây cáp và 1 chiếc Redmi AC2100. Ngoài ra có thêm hướng dẫn sử dụng cơ bản. Mỗi chiếc ăng-ten đều bọc nilon chống xước rất cẩn thận.
Thông số kỹ thuật Xiaomi Redmi AC2100
- Bộ xử lý: MediaTek MT7621A dual-core/quad-thread MIPS processor @ 880MHz
- RAM: 128MB
- Bộ nhớ: 128MB
- 2.4GHz 2×2 Wi-F 802.11n @ 300Mbps
- 5G 4×4 WiFi 802.11ac @ 1733Mbps
- 6x ăng-ten (5dBi)
- Bảo mật: WPA-PSK / WPA2-PSK
- 1x 10/100/1000Mbps WAN (Auto MDI/ MDIX)
- 3x 10/100/1000Mbps LAN (Auto MDI/ MDIX)
- 2x đèn LED báo trạng thái Internet và hệ thống
- Nguồn: 12V/2A
- Kích thước: 259 x 176 x 184mm
Thiết kế và ngoại hình của Xiaomi Redmi AC2100
Xiaomi Redmi AC2100 thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Toàn bộ thân vỏ làm bằng nhựa trắng mịn và hoàn thiện rất tốt. Mang lại cảm giác chắc chắn và độ tin cậy cao. ?
Redmi có tới 6 chiếc ăng-ten độ nhạy 5dBi. Bạn có thể xoay theo mọi hướng để sóng WiFi tốt nhất. Ngoài mấy hãng không tên tuổi. Không Router nào nhiều ăng-ten như Redmi AC2100 trong mức giá 750k. ?
Logo Redmi nằm chính giữa và phía dưới là đèn System, Internet. Trong lúc khởi động đèn sáng màu cam, sau đó chuyển sang xanh dương. Đèn cho ánh sáng đẹp mắt và hoàn toàn không nháy như hãng khác. Bao quanh là các lỗ thoát nhiệt, giúp chiếc Redmi hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Mặt dưới của thiết bị rất nhiều lỗ tản nhiệt và 2 móc treo tường. Xiaomi hướng dẫn cách truy cập vào chiếc Redmi AC2100. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt Router ở phần cuối bài viết.
Từ trái qua, chúng ta có 1 lỗ Reset, 1 cổng nguồn, 1 cổng WAN và 3 cổng Lan 1 Gigabit. Redmi không trang bị phím nguồn như các Router khác, chỉ cần cắm là Router sẽ chạy.
Ok! Chúng ta gắn dây nguồn và nối với modem nhà mạng. Và chờ Redmi khởi động là xong. Bạn có thể sử dụng ngay hoặc cài đặt tùy ý.
Phụ kiện của Redmi AC2100
Đi theo máy là cục sạc rất đẹp với hai chân dẹt. Sạc sử dụng điện từ 100-240V hoàn toàn tương thích với điện tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thêm 1 sợi cáp internet khoảng 40cm. Giúp nối từ Modem nhà mạng tới chiếc Redmi AC2100. Ok! Bây giờ chúng ta thử nghiệm khả năng phát sóng của thiết bị.
Đánh giá khả năng phát sóng 2.4 Ghz của Xiaomi Redmi AC2100
Mặc định, Redmi tạo hai điểm truy cập 2.4 Ghz và 5.0 Ghz riêng biệt. Bạn có thể sử dụng tính năng auto 2.4 & 5.0 Ghz, để gộp thành 1 điểm truy cập. Redmi tự động chọn kênh tốt nhất cho thiết bị nhận tín hiệu.
Mình đặt chiếc Redmi và ZTE F600W nằm cạnh nhau và trung tâm của ngôi nhà. Để các bạn thấy khả năng phát sóng của Redmi AC2100 và ZTE F600W
- ZTE F600W = WIFI CENTER (Xanh)
- XIAOMI REDMI AC2100 = WIFI CENTER 2.4G (Đỏ)
Thử nghiệm đầu tiên, điện thoại đặt trên bộ phát WiFi. Với khoảng cách bằng 0, cho thấy sóng của hai bộ phát như nhau. Chúng ta thử SpeedTest ngay tại đây xem sao. Kết quả Redmi nằm bên trái và ZTE nằm bên phải.
Mặc dù trong điều kiện lý tưởng, khoảng cách ngắn và không có vật cản. Tốc độ của ZTE vẫn thấp hơn Redmi AC2100 khá nhiều. Mình sẽ gia tăng khoảng cách và vật cản, để thấy khác biệt giữa hai bộ phát Wi-Fi. ?
Khoảng cách 3 mét giữa cầu thang
Mình đứng cách bộ phát WiFi tầm 3 mét, tại khúc cua trên cầu thang. TheoWi-Fi Analyzer, cường độ từ ZTE giảm nhanh so với Redmi AC2100.
Không có gì ngạc nhiên, khi kết quả Redmi vẫn tốt hơn so với ZTE. Thậm chí tốt hơn khi đặt điện thoại nằm trên bộ phát WiFi. Hiện tượng này giống với điện thoại di động. Đứng ngay dưới cột sóng chưa chắc đã tốt. ?
Khoảng cách 5 mét trong phòng kín
Xem thêm : Nikon ra mắt firmware 2.20 cho Z6, Z7. Hỗ trợ thẻ CFExpress
Phòng mình nằm bên phải cầu thang và cách bộ phát khoảng 5 mét. Tín hiệu đi qua sàn bê tông dày 20cm. Theo kết quả thử nghiệm, sóng Wi-Fi của Redmi rất tốt. Trong khi đó ZTE giảm xuống gần -70 dBm.
Mặc dù qua sàn bê tông nhưng Redmi cho kết quả rất tốt. Còn ZTE thọt hơn hẳn so với hai lần trước đó. Như vậy, bạn đã thấy khác biệt giữa WiFi của VNPT và Redmi trong sử dụng thực tế. Mình sẽ tăng khoảng cách và vật cản trong thử nghiệm tiếp theo.
Đánh giá khả năng phát sóng 2.4Ghz của Redmi AC2100
Chiếc Redmi nằm sau bức tường có mũi tên màu trắng. Mình sẽ mang điện thoại vào bếp, với khoảng cách trên 10 mét và rất nhiều tường, vật cản. Theo bạn còn bắt được sóng của Redmi không?
Sóng của Redmi tụt xuống dưới -70 dBm và ZTE xuống tới -90 dBm. Đây là mức rất thấp để kết nối ổn định.
Trong khi Redmi cho tốc độ Download và Upload ổn định. Thì ZTE chỉ tải xuống bằng 1/5 và không thể tải lên. Như vậy khả năng xuyên tường của Redmi tốt hơn hẳn chiếc ZTE. ?
Khả năng phát sóng 2.4 Ghz của Redmi AC2100
Mình tiếp tục thử nghiệm trong nhà vệ sinh. Khoảng cách từ nhà vệ sinh tới bộ phát trên 20 mét và rất nhiều vật cản. Lưu ý, cửa nhà vệ sinh làm bằng nhôm (kim loại) có khả năng chặn sóng Wi-Fi rất tốt.
Nhà vệ sinh mở cửa
Theo Analyzer, sóng WiFi còn tốt hơn so với ngồi trong bếp. Vậy tốc độ thực tế được bao nhiêu?
Tốc độ của Redmi gần như tối đa ở khoảng cách 20 mét. ZTE có thể kết nối, nhưng kém ổn định hơn. Mình chỉ thấy 1 cột sóng của ZTE mà thôi. Tất nhiên, không ai mở cửa đi vệ sinh cả ?. Vậy đóng cửa sẽ ra sao?
Nhà vệ sinh đóng cửa
Sóng WiFi giảm rất nhanh sau khi đóng cửa. Lưu ý, mình đứng sau cánh cửa nhôm. Theo bạn, có thể bắt được sóng của Redmi không?
Thật bất ngờ, Redmi cho ping và tốc độ tải lên xuống rất tốt. Còn ZTE hoàn toàn mất sóng. Bạn nào chơi game hay đọc đọc báo trong nhà vệ sinh chắc thích lắm đây ?. Ok! Chúng ta vừa đánh giá chiếc Redmi AC2100 trên sóng 2.4 Ghz. Bây giờ, mình thử nghiệm với sóng 5.0 Ghz.
Đánh giá Xiaomi Redmi AC2100 trên sóng 5.0 Ghz
Mình nghe nói, sóng WiFi 5.0 Ghz xuyên tường rất kém. Tầng trệt mà lên tầng 1 là mất sóng. Nhưng thật tiếc, Redmi phát sóng 5.0 Ghz ngon hơn mình nghĩ rất nhiều. ?
Như bạn đang thấy, sóng 5.0 Ghz ngang bằng với chiếc ZTE 2.4 Ghz. Bình thường, sóng trên ZTE được 3 cột, đến giờ Redmi 5.0 Ghz cũng 3 cột. Hoàn toàn khác biệt với những gì người ta nói.?
Trên hình, sóng 2.4 Ghz của ZTE đạt -63 dBm. Còn sóng Redmi 5.0 Ghz đạt -62 dBm. Cảm giác quá đã, mọi thứ tốt ngoài mong đợi của mình.
Nỗi lo trùng sóng 2.4 Ghz với Bluetooth và WiFi hàng xóm hoàn toàn biến mất. Bây giờ, chỉ nhà mình sử dụng WiFi 5.0 Ghz. Bao các thể loại trùng kênh đá nhau lạch cạch rồi nhé. ?
Tốc độ kết nối giữa Redmi AC2100 và Intel AX200 đạt 526 Mbps tới 866 Mbps. Tốt hơn hẳn so với 80-135 Mbps khi sử dụng ZTE F600W.
Kết quả SpeedTest nhiều thời điểm khác nhau. Cho thấy kết nối 5.0 Ghz rất ổn định, tốc độ cao và độ trễ rất thấp. Không bị gián đoạn bởi Bluetooth và WiFi hàng xóm. Cảm giác xem Netflix, Youtube phản hồi nhanh hơn. Cảm giác thôi nhé!
Cập nhật tốc độ Download trên Xiaomi Redmi AC2100 và Card Intel AX200. Mặc dù cách 1 sàn bê tông 20 cm. Nhưng tốc độ Download ổn định và gần max băng thông nhà mạng.
WiFi bị chậm khi sử dụng Bluetooth
Xem thêm : Kinh nghiệm Chụp ảnh trong phòng tối đẹp
Trong bài viết về card WiFi Intel AX200. Mình thấy Bluetooth làm chậm và gián đoạn kết nối WiFi trên sóng 2.4 Ghz. Tai nghe kêu lẹt xẹt, mạng thì chậm và nhảy loạn xạ.
Hiện tượng trên hoàn toàn biến mất, khi sử dụng sóng WiFi 5.0 Ghz. WiFi không bị chậm và tai nghe không kêu lẹt xẹt. Bên trái là kết quả sử dụng sóng 5.0 Ghz, bên phải là sóng 2.4 Ghz. Cả hai thử nghiệm trong khi đang sử dụng Bluetooth. Như vậy, bạn đã thấy lợi ích của WiFi 5.0 rồi. Mọi thứ quá tuyệt với người dùng cơ bản như mình. ?
Đánh giá Xiaomi Redmi AC2100 bộ phát WiFi AC giá rẻ
- Giá thành rẻ so với các sản phẩm cùng tính năng
- Độ hoàn thiện rất tốt so với các sản phẩm cùng mức giá
- Khả năng phát sóng WiFi 2.4 & 5.0 Ghz rất tốt.
- Dễ dàng kết nối & dễ sử dụng
- Thiết kế đẹp, lịch sự
Ok! Bạn đã thấy ưu điểm của Xiaomi Redmi AC2100. Mọi thứ có vẻ hoàn hảo với mức giá chưa tới 750 ngàn. Điểm yếu duy nhất của Redmi AC2100 là giao diện tiếng Trung. Đôi khi sẽ gây khó khăn trong lần đầu tiên sử dụng. Đừng lo, mình có cách chuyển qua tiếng Việt và cài đặt dễ như ăn cháo luôn.
#image_756464132 {
width: 100%;
}
Hàng có sẵn
#image_71181331 {
width: 100%;
}
Đặt trước 20 ngày
Hướng dẫn cài đặt Xiaomi Redmi AC2100
Sau khi kết nối với modem nhà mạng và cắm dây nguồn. Redmi tự động phát WiFi theo tên mặc định. Chúng ta kết nối với sóng WiFi 5.0 Ghz, một trang web sẽ tự động bật lên.
Tại đây, nhấp vào đồng ý, rồi nhấn vào thanh màu xanh phía dưới.
Đặt tên cho WiFi, tên này dùng chung cho sóng 2.4 & 5.0 Ghz. Riêng sóng 5.0 Ghz có thêm chữ 5G phía sau. Phía dưới đánh mật khẩu, gồm 8 ký tự cả chữ và số. Mật khẩu này để lần sau đăng nhập vào WiFi và cũng là mật khẩu của WiFi sau khi cài đặt. Cuối cùng nhấp vào thanh màu xanh là xong.
WiFi sẽ đổi theo tên và mật khẩu mới. Tại đây, chúng ta chọn sóng 2.4 hay 5.0 Ghz để kết nối. Mọi việc giống hệt như các bộ phát WiFi thông thường. Vậy làm sao đăng nhập và quản lý chiếc Redmi AC2100.
Hướng dẫn đăng nhập Xiaomi Redmi AC2100
Để đăng nhập, chúng ta gõ miwifi.com hoặc IP 192.168.31.1 và đánh mật khẩu. Mật khẩu đã đặt trong lần đầu cài đặt Redmi. Trong đây, sử dụng Google Dịch để chuyển sang Tiếng Việt. Nhấn vào “Thiết Lập” để thay đổi thông số WiFi như bạn mong muốn.
Trong phần cài đặt, bạn có thể sử dụng sóng WiFi kép. Chiếc Redmi sẽ phát WiFi dưới 1 tên duy nhất. Xiaomi giải thích cách hoạt động như sau.
Sau khi mở, 2.4G và 5G sẽ sử dụng cùng tên. Bộ định tuyến sẽ tự động chọn mạng WiFi tốt nhất cho thiết bị đầu cuối. Nếu gần bộ định tuyến hơn, nó sẽ chuyển sang mạng 5Ghz. Nếu không, nó sẽ chuyển sang mạng 2.4Ghz. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong thiết bị đầu cuối, có thể có vấn đề. Mạng sẽ tạm thời bị gián đoạn khi nguồn tín hiệu được tự động chuyển hoặc thậm chí ngắt kết nối thường xuyên.
Trích từ Google Dịch
Ngoài ra, bạn sẽ thay đổi được tên, mật khẩu, kênh của WiFi. Phần dành cho sóng 2.4 Ghz độc lập với sóng 5.0 Ghz.
Đặc biệt, chúng ta chọn được cường độ phát sóng, bao gồm thấp, tiêu chuẩn và xuyên tường. Bạn nào thích xuyên tường thì cứ chọn nhé. Trong phần cuối cùng, Xiaomi giải thích công nghê MU-MIMO và Beamforming như sau.
Công nghệ “đa đầu ra đa đầu vào đa người dùng” MU-MIMO. Kết hợp với công nghệ “Beamforming” mà nó dựa vào. Cho phép bộ định tuyến giao tiếp với nhiều thiết bị đầu cuối. Cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng tài nguyên không dây và trải nghiệm Wi-Fi. Chức năng này cần được hỗ trợ bởi cả bộ định tuyến và thiết bị đầu cuối. Bật công tắc sẽ cho phép cả MU-MIMO và Beamforming.
Chép từ Google Dịch
Trong phần quản lý, bạn thấy những máy đang kết nối. Bao gồm địa chỉ IP và MAC. Bạn có thể giới hạn tốc độ truy cập hoặc khóa truy cập bất kỳ máy nào.
Ngoài ra, bạn có thể cài ứng dụng MiWiFi. Phần mềm có nhiều tính năng hay và sử dụng tiếng Anh. MiWiFi giúp cài đặt và theo dõi thiết bị đang truy cập ở bất cứ nơi nào. Ok! Như vậy, mình vừa đánh giá xong chiếc Xiaomi Redmi AC2100. Cảm ơn đã dành thời gian tham khảo.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hướng Dẫn