5 nguyên nhân khiến ảnh của bạn chưa sắc nét và cách khắc phục

0

Đã bao giờ bạn chụp xong một tấm ảnh và đưa cho người khác xem thì lại nhận được nhận xét là “ảnh chưa được nét”? Vậy điều gì đã khiến ảnh của bạn bị mờ? Trong bài viết này sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu và gợi ý luôn cho bạn cách khắc phục để cải thiện ảnh chụp của mình nhé

I. Nguyên nhân khiến ảnh chưa “nét”

1. Do bị “out nét” (out of focus)

Out of focus hay tên gọi dân giã ở Việt Nam là “out net” là một lỗi thường thấy ở các bạn mới chơi và chưa quen về các kỹ thuật lấy nét. Thậm chí đối với những bạn chơi lâu năm nhưng vì một lý do nào đó (ví dụ như lens bị lỗi back focus hoặc front focus) vẫn sẽ gặp tình trạng này.

Hãy cùng xem qua hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn về lỗi out nét nhé

ảnh out nét
Ví dụ về việc ảnh chụp bị out net

2. Rung tay khi chụp

Đây là hiện tượng rất phổ biến thường thấy đối với những bạn mới chơi. Bản thân body chiếc máy ảnh DSLR đã cồng kềnh hơn những máy ảnh compact du lịch rồi, đã vậy còn gắn thêm lens nữa khiến bộ gear lại càng to nặng. Điều này dẫn đến việc một số bạn không thể giữ vững tay khi chụp trong một thời gian dài.

Ảnh chụp bị rung tay
Ảnh chụp bị rung tay

Bên cạnh đó, do thói quen mà một số bạn khi chưa kết thúc quá trình phơi sáng của máy ảnh đã vội dịch chuyển tay cũng sẽ dẫn đến việc ảnh bị rung nhòe, đặc biệt là khi máy ảnh set tốc độ chụp thấp.

3. Chủ thể chuyển động

Về vấn đề này thì lại liên quan đến việc set tốc độ màn trập của máy ảnh. Thường khi chụp một shoot ảnh có chuyển động, nếu như để tốc độ màn trập quá thấp thì sẽ có những vệt mờ xuất hiện khiến hình ảnh của bạn không được sắc nét.

ảnh chụp với tốc độ màn trập nhanh và chậm
Khi chụp chủ thể đang chuyển động mà để tốc độ màn trập (shutter speed) thấp thì ảnh sẽ không được rõ nét
chup anh ro hon voi toc do shutter speed cao
So sánh ảnh chụp chong chóng đang xoay với các tốc độ màn trập khác nhau.

Ở trong phạm vi bài viết này đang bàn về độ sắc nét nên tốc độ màn trập chậm cũng là một nguyên nhân được nêu ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết là vẫn có những trường hợp nhiếp ảnh gia cố tình để shutter speed thấp và dùng kỹ thuật lia máy (panning) để khắc họa chuyển động cho chủ thể trong shoot hình, đây lại là vấn đề khác nhé.

chup anh lia may panning chim dang bay
Ví dụ ảnh chụp bằng kỹ thuật lia máy panning với tốc độ màn trập 1/15 [Máy ảnh EOS-1D X + Ống kính EF400mm f/2.8L IS II USM] (nguồn ảnh: Nobuhiro Mizunaka)

4. Mở khẩu độ quá lớn hoặc quá nhỏ

Khi bạn mở khẩu lớn, độ sâu trường ảnh mỏng, sẽ khiến chủ thể không được nét hết mà chỉ nét một phần. Ví dụ dễ thấy nhất là khi chụp ảnh nhóm mà mọi người không đứng trên  một đường thẳng mà lại đứng theo đường chéo như hình bên dưới

so sánh ảnh chụp ở các mức khẩu độ khác nhau
So sánh ảnh chụp ở các mức khẩu độ khác nhau.

Khi mở khẩu độ quá lớn (F/2, F/2.8) thì chỉ có một số ít thành viên được rõ nét, còn lại đều bị mờ. Khi khép khẩu lại ở mức (F/11- F/22) thì tất cả mọi người đều được rõ nét.

Tuy nhiên bạn cũng không nên khép khẩu quá nhiều (F/22), sẽ sẽ làm tăng các tác động của yếu tố nhiễu xạ (diffraction), làm bẻ cong lượng ánh sáng đi qua các lá khẩu của ống kính, dẫn đến việc ngăn cản tập trung ánh sáng vào cảm biến vô tình sẽ làm mờ hình ảnh đi ít nhiều.

Ảnh chụp bị nhiễu xạ (diffraction) khi khép khẩu quá nhỏ
Khi khép khẩu sẽ giúp độ sâu trường ảnh (DOF) tăng lên, nhưng nếu khép quá nhiều (F/32) ảnh sẽ bị nhiễu xạ và không được sắc nét

5. Nguồn sáng chiếu trực tiếp vào ống kính

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều với việc chọn hướng sáng, đôi khi bạn sẽ hướng ống kính máy ảnh đối diện với nguồn sáng (mặt trời, đèn). Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng ảnh của bạn bị hiệu ứng flare hoặc halo

Chụp ảnh lens flare
Khi hướng ống kính máy ảnh trực tiếp vào nguồn sáng sẽ dẫn đến tình trạng ảnh chụp có hiệu ứng lens flare (ảnh minh họa)

Hiệu ứng của lens flare sẽ làm cho ảnh của bạn có độ tương phản thấp, tạo cảm giác ảnh như có một lớp sương mờ xuất hiện kèm những vòng tròn (hoặc hình đa giác) lặp đi lặp lại. Tùy vào cường độ của nguồn sáng, ảnh của bạn sẽ bị flare nhiều hay ít

ảnh chụp bị lens flare
Ảnh chụp với hiệu ứng lens flare làm mặt của chủ thể bị mờ

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa ảnh chụp có lens flare là xấu. Tùy vào ý đồ và kỹ thuật của người chụp mà lens flare sẽ được kiểm soát đúng mức và tạo ra một hiệu ứng hình ảnh lung linh, ảo diệu như hình bên dưới.

Ảnh chụp nghệ thuật với lens flare
Ảnh chụp nghệ thuật với lens flare | Nguồn ảnh: Sunlit Studios
anh chup lens flare 02
Ảnh chụp nghệ thuật với lens flare | Nguồn ảnh: Sunlit Studios

II. Cách khắc phục

Bệnh ở đâu thì chữa chỗ đó. Vậy thì từ những nguyên nhân kể trên, ta sẽ có những cách khắc phục tương ứng.

1. Tập lấy nét

Khi làm hay chơi bất cứ gì thì cũng cần có sự tập luyện để trở nên thuần thục. Khi chụp ảnh cũng vậy, một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải tập ngay từ những ngày đầu đó là kỹ thuật lấy nét.

Một lời khuyên là bạn hãy chọn chế độ “lấy nét điểm trung tâm” của máy ảnh thay vì các chế độ lấy nét vùng hay từng phần. Với kỹ thuật lấy nét điểm này thì bạn cần phải tập thêm một kỹ thuật khác kèm theo nữa gọi là “tái bố cục”

chọn điểm lấy nét ở trung tâm
Chọn điểm lấy nét ở trung tâm để ảnh sắc nét

Chỉ cần bạn tập luyên thuần thục combo kể trên thì ảnh của bạn lúc nào cũng sẽ đúng nét ngay tại chủ thể, hạn chế tối đa tình trạng… “chụp phông xóa teen”

Bên cạnh đó thì bạn cũng phải để ý và cảm nhận thêm. Giả sử nếu như bạn đã thực hiện đúng nhưng ảnh vẫn sai nét thì có thể mượn lens của bạn bè để chụp thử. Nếu lens bạn mượn lấy nét bình thường thì bạn cần đem lens của bạn ra tiệm để kiểm tra lại chức năng lấy nét của lens.

2. Cầm máy ảnh đúng cách

Cầm máy ảnh đúng cách
Khi cầm máy ảnh đúng cách sẽ giúp ảnh chụp của bạn hạn chế việc bị rung nhòe

Về việc này thì WOWPHOTO đã có bài viết chia sẻ : Hướng dẫn cách cầm máy ảnh đúng cách. Bạn có thể tham khảo và thực hành thêm nhé!

Ngoài ra thì bạn cũng cần phải lưu ý là trong suốt quá trình phơi sáng của máy ảnh thì tay của bạn phải giữ cứng chắc nguyên vị trí, không được nhúc nhích và xê dịch. Đợi đến khi nghe hết tiếng của 2 màn trập thì lúc này bạn mới có thể thả lỏng tay và chuẩn bị cho shoot chụp tiếp theo

3. Chỉnh tốc độ màn trập phù hợp

Đối với những chủ thể như: vũ công đang múa, em bé đang chạy giỡn,… thì việc bạn cần làm chính là hãy đẩy tốc độ màn trập (shutter speed) lên cao để có thể bắt dính và “đóng băng” hành động.

chụp ảnh tốc độ cao high shutter speedchụp ảnh tốc độ cao high shutter speedTốc độ màn trập càng cao thì khả năng ảnh của bạn càng rõ nét, không còn bị những vệt mờ nhòe.

4. Chỉnh khẩu độ vừa phải

Mức khẩu độ khuyên dùng là từ F/2.8 đến F/16. Đây có thể gọi là dải khẩu độ tương đối an toàn cho các thể loại ảnh khác nhau từ chân dung, beauty, thời trang đến phong cảnh, kiến trúc, food,…

Trên thực tế vẫn có thể chụp vượt quá mức khẩu độ kể trên nhưng bạn cần phải có thêm kinh nghiệm liên quan đến việc xác định độ sâu trường ảnh, cũng như phải hiểu rõ lens của mình bị nhiễu xạ mạnh nhất khi ở khẩu nào. Tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự am hiểu về thiết bị của bạn.

5. Xác định hướng sáng + dùng loa che nắng (lens hood)

Để hạn chế việc hình ảnh bị flare thì bạn cần tập thói quen là trước khi giơ máy chụp thì cần nhìn xung quanh và xác định vị trí hướng của nguồn sáng chính. Từ đó mới canh chỉnh người mẫu và góc máy phù hợp.

Một mẹo nhỏ để hạn chế lens flare khi chụp ảnh ngoại cảnh là bạn vẫn để chủ thể (người mẫu) ngoài vùng nắng, còn bạn thì hãy chọn một bóng râm và đứng vào như hình bên dưới

cách chụp ảnh lens flare ngược sáng
Cách chụp ảnh hạn chế lens flare – Nguồn ảnh: digital-photography-school.com

Bên cạnh đó, thì còn một phụ kiện khá lợi hại nhưng sẽ có một số bạn không thích dùng, đó là lens hood (loa che nắng cho ống kính).

Công dụng của loa che nắng lens hood máy ảnh
Công dụng của loa che nắng lens hood máy ảnh – Nguồn ảnh: hocviennhiepanh.com

Đừng nghĩ đây là một món đồ trang trí cho lens nhé. Vì ngoài việc cover bảo vệ bề mặt kính trước của lens thì lens hood còn giúp hạn chế tối đa các nguồn sáng không mong muốn rọi thẳng vào ống kính.

Công dụng của loa che nắng lens hood máy ảnh
So sánh ảnh chụp có lens hood và không có lens hood

Vậy là qua bài viết này bạn đã biết thêm được những nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi ảnh chụp chưa được nét. Chúc bạn chụp được thật nhiều ảnh đẹp!

nguyên nhân ảnh chụp chưa nét và cách khắc phục

Tổng hợp: pus.edu.vn

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.