Hot Shoe là gì? Khái niệm Hot Shoe và Cold Shoe của máy ảnh
Đôi khi ngồi lê la trà chanh chém gió, bỗng dưng bạn nghe bạn bè nói về một hotshoe gì đó của máy ảnh? Vậy hot shoe là gì? Cold shoe là gì? Hãy cùng xem qua khái niệm và công cụng của từng loại trong bài viết này nhé.
Nội Dung
I. Khái niệm Cold Shoe và Hot Shoe
1. Cold Shoe
Trước thập niên 70, những chiếc máy ảnh thời này có một thiết bị với hình dáng chữ “U” có tên gọi là “cold shoe” hay còn gọi là “accessory shoe” được lắp ở trên đầu máy ảnh. Đây chỉ đơn thuần là 1 ngàm để lắp và cố định các thiết bị phụ trợ bên ngoài, và để kết nối các thiết bị này với máy ảnh thì cần phải có một sợi dây cáp dẫn tương thích.
Bạn đang xem: Hot Shoe là gì? Khái niệm Hot Shoe và Cold Shoe của máy ảnh
2. Hot Shoe
Về sau, những thiết bị cold shoe này được cải tiến bằng việc bổ sung thêm những điểm tiếp xúc điện bằng kim loại (giúp bỏ bớt được dây kết nối vướng víu) và nó trở nên “nóng” hơn nên cái tên “hot shoe” từ đó đã ra đời.
Hotshoe (cách viết khác là hot shoe) là một miếng kim loại nằm ở phần đỉnh đầu của máy ảnh có tích hợp thêm những điểm tiếp xúc điện tử dùng để kết nối với những thiết bị hỗ trợ khác, phổ biến nhất là đèn flash rời speedlight. Hình dưới đây là một ví dụ của hot shoe trên máy ảnh Canon
Như hình trên, ta có thể thấy trên bề mặt hotshoe thường có một vòng tròn lớn bằng kim loại ở trung tâm. Tùy vào máy ảnh của từng hãng mà sẽ có thêm những vòng tròn kim loại nhỏ hơn được thiết kế ở những vị trí khác nhau xung quanh vòng tròn lớn này.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Remote trên Canon 70D
Mỗi một vòng tròn như vậy sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, giúp máy ảnh và đèn flash rời có thể trao đổi thông tin qua lại về thời điểm đánh đèn cũng như là khoảng cách giữa đèn flash với chủ thể. 2 hình bên dưới cho thấy thiết kế hotshoe khác nhau của 2 hãng máy ảnh Canon và Nikon
Chính vì có thiết kế hot shoe khác nhau như hình trên, lời khuyên là nếu bạn mua máy ảnh hãng nào thì hãy mua đèn flash rời (speedlight) cũng của hãng đó để có thể phát huy hết công dụng của đèn. Ví dụ như bạn đang sở hữu máy ảnh Canon thì có thể mua những đèn speedlite chính hãng như Canon Speedlite 470 EX Ai
Trên thực tế thì đèn speedlite của Nikon vẫn có thể lắp và xài trên máy ảnh của Canon, nhưng có thể sẽ mất đi một số chức năng (ví dụ như không xài được E-TTL) do chân nối giữa đèn và hotshoe của camera không tương thích. Bất đắc dĩ lắm bạn mới phải xài cách kết hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia” này.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay vẫn có một số thương hiệu đèn speedlite bên thứ 3 như Godox hay Youngnuo với giá thành rẻ hơn so với đèn speedlite chính hãng. Những hãng này cũng sản xuất đèn flash riêng cho từng thương hiệu máy ảnh cụ thể.
Một ví dụ điển hình là đèn Godox TT685, sẽ có cách ký hiệu và nhận dạng riêng cho từng hãng máy ảnh khác nhau, bạn có thể xem cách phân biệt tại đây:
II. Những thiết bị có thể kết nối hot shoe
Bên cạnh đèn speedlite, thì một loại thiết bị khác có thể kết nối trực tiếp với hotshoe và mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất đó chính là các cục phát và nhận tín hiệu không dây (trigger).
Xem thêm : Màu sắc và phương pháp sử dụng – Tiki
Tương tự như đèn flash rời, mỗi loại trigger cũng sẽ có thiết kế chân cắm riêng biệt để tương thích với hot shoe của từng hãng máy ảnh khác nhau.
Ngoài đèn speedlite và trigger ra thì hot shoe cũng có thể được sử dụng như một cold shoe khi chỉ là nơi để bạn gắn thêm những thiết bị phụ trợ khác. Thường thì những thiết bị này sẽ phải dùng dây cáp nối với những cổng kết nối bên hông thân máy ảnh chứ không kết nối điện trực tiếp với hot shoe.
Hình ảnh bên dưới là một số gợi ý về việc kết nối này
Trên đây chỉ là 2 ví dụ nhỏ của việc kết nối với hot shoe máy ảnh với các thiết bị phụ trợ khác. Trên thực tế hot shoe máy ảnh vẫn còn có thể kết nối với nhiều thiết bị đa dạng hơn nữa tùy vào mục đích quay phim, chụp ảnh của người dùng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị hotshoe trên máy ảnh của mình.
Tổng hợp: pus.edu.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh