Bỏ túi 7 bí kíp chụp ảnh dưới nước siêu đỉnh
Mùa hè đã đến, những miền biển đẹp nhất Việt Nam như Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết, Lý Sơn… đang cực “nóng” với các bạn trẻ. Thế nhưng nếu việc chụp hình selfie, check-in trên các bãi biển, khu nghỉ dưỡng đã quá quen thuộc, sao bạn không thử chụp hình dưới nước? Hãy tham khảo những mẹo bên dưới của Mytour để có được những bức ảnh tuyệt vời nhé!
MÁY ẢNH CHUYÊN DỤNG LUÔN TỐT HƠN
Bạn đang xem: Bỏ túi 7 bí kíp chụp ảnh dưới nước siêu đỉnh
Đây là điều đầu tiên bạn cần biết khi muốn tạo ra một bức ảnh dưới nước “để đời”. Trên các trang bán hàng trực tuyến, bạn sẽ dễ dàng kiếm được những món phụ kiện hỗ trợ bạn chụp ảnh dưới nước với thiết bị sẵn có của bạn, chẳng hạn như bao chống nước cho điện thoại, túi chụp ảnh dưới nước cho máy chụp hình. Thế nhưng chắc chắn rằng, một chiếc máy chụp hình chuyên dành để chụp dưới nước sẽ tốt hơn hẳn.
Hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất cho loại máy này có thể kể đến dòng máy Nikon Coolpix, đây là dòng máy compact được thiết kế chuyên biệt cho chụp hình dưới nước, nhưng vẫn đem lại chất lượng ảnh khá tốt khi chụp ảnh thông thường. Với những chiếc máy ảnh này, bạn sẽ tha hồ “phóng tác” dưới nước cả ngày mà không phải lo lắng gì.
TIỀN NÀO CỦA NẤY
Xem thêm : Một chút ngẫu hứng sẽ làm cuộc đời đẹp hơn
Nếu như bạn không có điều kiện sắm cho mình một “em” máy ảnh chuyên dụng, đương nhiên vẫn có thể cân nhắc sử dụng những món phụ kiện hỗ trợ như đã nói ở trên. Tuy nhiên, bạn cần phải xem thật kỹ về đặc tính kỹ thuật của món phụ kiện đó, và luôn nhớ rằng, tiền nào của nấy. Bởi đã có không ít trường hợp những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm mua một chiếc túi chống nước cho điện thoại chỉ khoảng 40,000đ – 60,000đ, nhưng trả giá bằng cả chiếc điện thoại hơn chục triệu của mình.
CÀNG GẦN CÀNG TỐT
Như bạn có thể phần nào tự hiểu, môi trường nước hoàn toàn khác không khí, thế nên việc chụp ảnh dưới nước sẽ phần nào khó khăn hơn. Ánh sáng kém hơn, độ sắc nét và màu sắc ảnh cũng sẽ khó mà chính xác được. Thế nhưng ngoại trừ những trường hợp không thể, còn lại thì hãy cố gắng tiến lại càng gần vật thể bạn muốn chụp càng tốt. Nhớ là phải tiến lại, đừng sử dụng zoom, bởi zoom quang học hoạt động cực kém dưới nước.
MF SẼ TỐT HƠN AF
MF (Manual Focus) – lấy nét bằng tay, hoặc có thể hiểu là bạn tự đo nét cho máy ảnh của mình thay vì sử dụng chứ năng AF (Auto Focus) – để máy ảnh tự chọn vật thể lấy nét. Bỏ qua trường hợp bạn có những trang bị thật xịn có thể lấy nét dễ dàng trong những tình huống khó khăn, còn lại đa phần lấy nét tự động dưới nước sẽ không cho bạn được bức ảnh như ý.
FLASH GẦN NHƯ LÀ BẮT BUỘC
Xem thêm : Điều khiển máy ảnh Nikon D700 bằng điện thoại
Khi chụp ảnh thông thường, bạn có thể phần nào ghét flash bởi nó làm mặt bạn trắng bệch, thế nhưng ở dưới nước, đèn flash sẽ giúp màu ảnh của bạn cân đối và đẹp hơn hẳn. Chưa kể đến một số trường hợp máy ảnh bạn không thể nào chụp được khi không có flash. Nếu như máy ảnh bạn không được trang bị sẵn flash (built-in), hãy tự chuẩn bị cho mình một chiếc đèn pin dưới nước nhé!
ĐỪNG ĐỂ MÁY ẢNH LÀM HẾT MỌI VIỆC
Bất cứ ai lần đầu làm quen với máy ảnh, chứ không riêng gì việc chụp ảnh dưới nước đều bắt đầu với chức năng Auto – để máy ảnh tự chọn tất cả mọi thông số cho mình. Điều đó cũng ổn thôi, bởi công nghệ phát triển, bạn gần như có thể để chiếc máy ảnh của mình tính toán thông số phù hợp, nhưng để có được bức ảnh dưới nước đẹp nhất, bạn hãy chỉnh một chút thông số, tăng độ sắc nét, tăng biên độ màu sắc, và nếu máy của bạn có thể chỉnh được khẩu độ và tốc độ chụp, hãy mở rộng khẩu độ thật lớn để nhận được nhiều ảnh sáng, và giảm tốc độ để ảnh không bị nhòe.
CẦN CÓ SỰ TẬP LUYỆN TRƯỚC
Muốn thành công, bạn phải tập luyện trước, đó là điều đương nhiên rồi. Ngoài việc làm quen, rồi dần dà tiến đến làm chủ chiếc máy ảnh của mình, tập chụp choẹt một vài lần trong nhà, có thể chụp dưới bể bơi, hồ cá, hoặc đơn giản làm một thau nước đầy, bạn còn cần luyện thêm kỹ năng lặn hay bơi lội của mình cho thuần thục.
Những bức ảnh chụp dưới nước luôn mang một màu sắc thần tiên, kỳ bí và cực “hot” trong giới nhiếp ảnh, bạn có muốn thử sức mình và cho ra những bức ảnh dưới nước “để đời” không? Còn chờ gì mà không bắt đầu ngay!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh