HAMLET (Shakespeare): Tóm tắt nội dung, phân tích nhân vật
Lermontov nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ 19 đã từng say sưa ca ngợi:” nếu như nhà thơ Shakespeare vĩ đại thì đó là Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare một thiên tài vô cùng rộng lớn đi sâu vào lòng người và những qui luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo không ai bắt chước được thì đó chính là Hamlet” .
Không thể kể xiết những lời ngợi ca vở bi kịch kiệt tác này . Mấy trăm năm qua vở kịch vẫn sống động trên sân khấu toàn thế giới. Từ kịch chuyển thể thành phim ảnh lớn nhỏ. Giới nghiên cứu phê bình lí luận nghệ thuật không ngừng nghiên cứu và phát hiện những giá trị luôn luôn ẩn giấu trong tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự phong phú của vở kịch là vô tận. Tuy nhiên do chỗ đứng cách nhìn và thời đại khác nhau, những kết luận chẳng mấy khi thống nhất, thậm chí trái ngược nhau .
Bạn đang xem: HAMLET (Shakespeare): Tóm tắt nội dung, phân tích nhân vật
Một số cách nhìn hẹp hòi cho rằng vở kịch chỉ là một truyện trả thù đẫm máu. Hoặc, Shakespeare chỉ muốn xây dựng một kiểu nhân vật yếu đuối luôn luôn hoài nghi bi quan chán đời do gặp hoàn cảnh bất như ý. Hoặc khi so sánh với nhân vật Don Quijote, họ cho rằng Don Quijote thì hành động mà không suy nghĩ còn Hamlet chỉ suy nghĩ mà không hành động. Nhìn chung người ta không thấy hoặc cố ý không thấy ý nghĩa chính trị xã hội sâu xa của tác phẩm.
Cốt truyện vốn có từ trong kho tàng truyện dân gian Đan Mạch vùng Bắc Âu. Cuối thế kỉ 16 nhà văn Anh Thomas Keat đã dựng thành vở kịch Hamlet cũng gây tiếng vang trên sân khấu Anh (ngày nay không còn kịch bản). Shakespeare đã thừa hưởng khá nhiều khi bắt tay xây dựng vở kịch này . Nhưng ông đã bỏ vào đó nhiều công phu và sức sáng tạo kì tài đủ sức vượt thời gian không gian để trở thành đỉnh cao tác phẩm bi kịch của nhân loại. Cống hiến to lớn của Shakespeare là ông đã biến một câu chuyện trả thù xưa cũ thành một bi kịch phản ánh sâu sắc bản chất của thời đại mình, nói lên được nỗi băn khoăn trăn trở về lẽ sống và ước vọng của con người thời đại một cách vô cùng thống thiết.
Hamlet là sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa sân khấu và cuộc đời.
Nguyên văn: The Tragical History of Hamlet, Prince of Denmark
Bảng nhân vật (Dramatis Personae)
- Hồn ma vua cha Hamlet (The Ghost of Hamlet’ s Father)
- Claudius – vua Đan Mạch (King of Denmark)
- Hamlet – con trai của vua trước, cháu ruột của vua hiên thời (son of the late, and Nephew to the present King)
- Gertrude- hoàng hậu hai đời vua, mẹ của Hamlet (Queen of Denmark, and Mother to Hamlet)
- Polonius- quan đại thần (Lord Chamberlain) Laertes- con trai của Polonius (son to Polonius) Ophelia con gái của Pololius (daughter to Polonius) Horatio – bạn của Hamlet (friend to Hamlet)
- Fortinbras – hoàng tử xứ Na uy (Prince of Norway)
- Và các vai quan chức, quan toà, sĩ quan, lính, sứ giả, ngườI hầu, phu nhân, hai anh hề, hai ngườI phu đào huyệt, linh mục, diễn viên kịch, một thuyền trưởng, đại sứ Anh (and Courtiers, Officer, Soldiers,Sailers, Messengers, Attendants, Lords, Ladies,Two Clowns, Two Grave- Diggers, Players, a Priest, a Servant, a Captain, English Ambassador)
Tóm tắt cốt truyện kịch
Hamlet, hoàng tử Đan Mạch đang du học nước ngoài, trường đại họcWitternburg, được tin cha chết vội trở về triều đình. Chú ruột là Claudius lên ngôi vua,sau đám tang chưa đầy tháng mẹ chàng, Gertrude vội vàng tái giá với gã em chồng. Dân chúng nghi ngờ về cái chết của vua Trở về nước Hamlet đau buồn khôn tả . Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình – kẻ thủ phạm chính là Claudius, giết vua và chiếm ngai vàng . Hồn ma đòi Hamlet phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.
Hamlet giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hamlet bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha Tình hình căng thẳng hơn sau khi chàng cho một gánh hát diễn vở ” Vụ mưu sát Gondago ” do chàng soạn và đạo diễn, nội dung vở kịch tương tự vụ mưu sát của Claudius giết cha chàng nhằm dò xét thái độ phản ứng tâm lí của kẻ thù . Xem đến cảnh đôi gian phu dâm phụ ám hại nhà vua, tên Claudius hoảng sợ, tâm thần rối loạn, bỏ ra ngoài, về phòng riêng quì cầu nguyện trước tượng Chúa. Hamlet xách gươm đi theo khi đã tin chắc y là thủ phạm . Thời cơ hành động đã đến . Chàng lại ngừng tay vì thấy hắn đã cầu nguyện xong . Nếu giết y lúc này linh hồn y đã rửa sạch tội mà lên thiên đàng. Xử tội y lúc này thì không thể gọi là trả thù thích đáng . Vậy là chàng tự nhủ hãy chờ khi hắn đang ở trên chiếc giường tội lỗi hãy hành động cũng chưa muộn . . .
Qua cơn hoảng loạn, Claudius khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Polonius bố trí cho tiểu thư Ophelia, hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hamlet để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ophelia là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hamlet không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình . Mẹ chàng hoảng hốt tưởng chàng nổi cơn điên vội kêu cứu. Thấy tấm màn trong phòng hoàng hậu lay động, Hamlet nghĩ đó là tên vua Claudius nên rút kiếm đâm xuyên qua . Nhưng tiếc thay đó lại là lão Pololius – cha người yêu của chàng. Tiếp tục giả điên Hamlet đem giấu biệt cái xác chết, mãi sau họ mới tìm thấy xác y đem chôn cất. Claudius không dám công khai xử tội chàng ở trong nước, phần vì sợ dư luận nhân dân phản đối phần vì khó xử với hoàng hậu . Y bàn với hoàng hậu cử Hamlet sang nước Anh đòi nợ . Y sai hai tên cận thần vốn là bạn thân của Hamlet đi áp giải .
Trên đường sang nước Anh, Hamlet xem trộm được văn thư gởi vua Anh khi hai tên kia sơ suất Bức thư yêu cầu vua Anh giết chết Hamlet. Chàng viết thư khác thay thế rồi quay về Đan Mạch. Về tới ngoại thành, Hamlet ghé vào một nghĩa địa trò chuyện với hai người phu đào mộ để thăm dò lòng dân. Một đám tang đi vào nghĩa địa, Hamlet nhận ra đám tang của Ophelia. Chàng đau đớn khóc than, anh trai của nàng là Laertes cũng du học nước ngoài, nghe tin cha chết thì trở về, lại gặp ngay tang em gái chết đuối vì quá đau khổ phát điên . Chàng Laertes nổi giận xung đột với Hamlet tại nghĩa đị . Hoàng hậu can ngăn . Trở về triều đình, Hamlet gặp vua báo rằng đoàn sứ giả sang Anh bị bọn cướp biển giết hết riêng chàng được tha.
Tên vua bàn với Laertes lập kế giết hại Hamlet . Theo đó, Laertes thách chàng đấu kiếm . Mũi kiếm của anh ta sẽ được tẩm thuốc độc cực mạnh, lại còn pha sẵn một ly rượu độc phòng khi Hamlet không bị thương tích . Mọi người coi đây là trận đấu kiếm “hòa giải”, hoàng hậu cũng đồng tình và hào hứng cổ vũ cho con trai. Tên vua cũng làm bộ cổ vũ cho hoàng tử cháu y . Hamlet dẫu là người cảnh giác đề phòng thế mà lần này chàng mắc bẫy kẻ thù . Lúc đầu chàng nhường cho bạn tấn công, chàng chỉ giữ thế thủ . Khi Hamlet thắng điểm, tạm nghỉ , mẹ chàng gọi ra, lau mặt cho con và đưa rượu mời chàng . Hamlet từ chố . Tiếp tục cuộc đấu . Hoàng hậu kêu khát và vội uống ngay chai rượu độ, tên Claudius ngăn không kịp . Hamlet bị trúng mũi kiếm của Laertes tổn thương nhẹ . Hai thanh kiếm đều bị rơi khỏi tay trong một đợt giằng c, người này nhặt phải kiếm của người kia . Chàng chuyển thế tấn công dữ dội, đâm đối phương một đòn quyết liệt. Trên khán đài, hoàng hậu bị ngấm độc ngã lăn ra, ai nấy hoảng hố . Laertes thấy mình đã trúng độc thì tỉnh ngộ . Hamlet ra lệnh đóng chặt cửa để truy bắt thủ phạm . Laertes lảo đảo cất tiếng vạch trần sự thật và âm mưu của tên Claudius “Hamlet bạn ơi chúng ta cũng sắp chết cả rồi . . . Thủ phạm chính là Claudius. ». Căm phẫn tột cùng, Hamlet đuổi theo tên vua, vung kiếm thét “Hỡi thuốc độc ! Hãy làm nhiệm vụ của mi đi !” và giết chết tên độc á . Laertes gục hẳ, còn Hamlet quằn quại trong cơn hấp hối. Vừa lúc ấ, nghe tin báo hiệp sĩ Fortinbras – hoàng tử Na Uy – dẫn quân đi ngang qua Đan Mạch, Hamlet tuyên bố nhường ngôi vua cho anh ta, lại bảo người bạn thân là Horatio rằng hãy công bố cho mọi người biết tất cả sự thật .H ngã xuống. Vở kịch kết thúc trong tiếng súng đại bác và quân nhạc tiễn đưa linh hồn Hamlet về nơi an nghỉ. Vua mới Fortinbras lên tiếng:
“Xin bốn vị tướng quân
hãy khiêng Hamlet như khiêng một chiến sĩ đặt lên ngai vàng
bởi nếu lên ngôi trị vì
ngài sẽ chứng tỏ là đấng quân vương cao quí nhất khi rước người đi
nhạc binh và nghi thức
sẽ tấu lên dâng người khúc
tráng sĩ ca tuyên cáo uy danh lớn lao của Người
quang cảnh triều đình
thành chiến địa hãy nhìn
xem cảnh ngang trái lạ lùng
hãy thu nhặt thây người chết
nào, ba quân nổ súng chào ! “
Xác định vai trò của nhân vật hoàng hậu Gertrude:
Xem thêm : Một số lý thuyết cơ bản được tiếp cận trong công tác xã hội
Bà là con người cá nhân của thời đại Phục hưng – tự do tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Chồng chết, bà tái giá vì không chịu được cảnh cô đơn. Quyền hạnh phúc trong hôn nhân được thời đại tư sản cổ vũ gạt bỏ mọi lễ nghi của chế độ phong kiến trung cổ, hoàng hậu là con người của thời đại này Nhà thơ Phục hưng Shakespeare phê phán bà một cách nhẹ nhàng, cảm thông và tha thứ (Lời hồn ma vua cha Hamlet:” . . .nhưng con đừng trả thù mẹ” Hamlet cũng nghĩ đàn bà là giống nhẹ dạ,đáng cảm thông .
Phân tích nhân vật Hamlet
Cái chết đột ngột của vua cha, sự tái giá vội vàng của mẹ với chu ruột của Hamlet đã khơi nên nhiều đau khổ và nghi ngờ trong tâm tư chàng. Chàng mai mỉa :”để tiết kiệm mà. Thịt quay trong đám tang đem dùng làm đồ nguội trong đám cưới“. Nghi ngờ cái chết của cha, chàng nghi ngờ cả lòng chunh thủy của mẹ và tình yêu của người phụ nữ nói chung. Hamlet chua chát nói :”nhẹ dạ – tên gọi của mi phải là đàn bà mới đúng”. Hơn cả nhẹ dạ, đó là loạn luân. Mẹ và chú nhởn nhơ đắc ý ngày đêm phè phỡn tiệc tùng và đắm đuối trong chăn gối.Họ còn khuyên chàng nên vất bỏ bộ mặt rầu rĩ đau thương mà tận hưởng lạc thú cõi đời như họ. Tư tưởng nhân văn đã tha hóa suy đồi đến mức này sao ?!
Hoàng hậu – con chẳng biết đó (cái chết của vua) là luật chung của Tạo hóa ư, cái gì có sống ắt phải có chết .
Hamlet – Đúng thế, đó là luật chung mà .
Hoàng hậu – Đã biết thế sao con vẫn coi hình như là chuyện lạ lùng ?
Hamlet – Hình như ư thưa lệnh bà ? Không, là thực đấy chứ ! Con không biết chuyện
hình như, vì người ta có thể đón kịch ra như thế .
Sự khác biệt giữa “hình như” và “thực đấy” là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất . Hoàng hậu và những kẻ xấu coi cái chết của Vua là chuyện bình thường thì Hamlet coi đó là chuyện lạ lùng .
Càng trăn trở suy tư, hình tượng Hamlet cứ lớn lao lên mãi . Nỗi đau khổ riêng tư mở rộng, lớn lên trong Hamlet khiến chàng chú ý tới tình trạng đất nước đảo điên :” Đất nước là một cái nhà tù ghê tởm nằm trong cái thế giới cũng là một nhà tù đen tối . Con người đang rên xiết trong xiềng xích, đang bị tước quyền tự do . . . ”
Nhận thức đó đã dẫn dắt hoàng tử Hamlet ra khỏi cung đình đến với nhân dân và nhân loại Hamlet đã từng phấn khởi, hi vọng: Kì diệu thay là con người ! Con người mới cao quí làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu. Về thân hình và dáng điệu của nó thật giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao ! Về hành động nó khác nào thần thánh. Về trí tuệ nó có thể sánh với Thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế giớ, kiểu mẫu của muôn loà .
Thế mà giờ đây chàng thất vọng ghê gớm: Đối với tôi, cát bụi kia nghĩa là gì nhỉ ? Đàn ông không làm cho tôi vui. Không, cả đàn bà cũng vậy. Chàng đau khổ vì nhận ra sự thoái hóa biến chất của con người : “ôi dơ bẩn, dơ bẩn ! Thật là một vườn hoang mọc lên những hạt giống độc đầy rác rưởi thối tha”.
Có khi chán chường tuyệt vọng chàng muốn tự sát:
ôi thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan
đi như một giọt sương. Mong sao Đấng bất diệt đừng trừng phạt kẻ tự hủy đời mình.
Nhưng rồi chàng đã cố đứng dậy không chịu gục ngã sau những lúc yếu đuối. Nhà phê bình văn học Nga Bielinski đã nhận xét “Hamlet mạnh khỏe và vĩ đại trong sự yếu đuối của mình. Một người mạnh khỏe về tinh thần khi suy sụp vẫn đứng cao hơn một người yếu đuối đang vùng lên”. Đó là vì Hamlet dũng cảm tự mổ xẻ bản thân mình. Lần đầu tiên trong văn học thế giới xuất hiện nhân vật “con người tự mổ xẻ” để giúp công chúng hiểu biết sâu hơn về con người, về chính mình. Hình tượng Hamlet là sản phẩm của thời đại Phục Hưng mà Shakespear là người có công khám phá.
Bản chất của con người là gì ? Theo Hamlet, con người là lí trí và tư duy: “tạo hóa cho ta trí xét đoán mẫn tiệp, biết lường trước tính sau” (hồi 4). Nghe bạn nói hồn ma vua cha hiện về trong đêm, chàng thức canh để tự mình gặp gỡ. Khi nghe hồn ma kể lại toàn bộ vụ mưu sát, nghe cha dặn phải trả thù và măc cho mẹ tự vấn lương tâm, Hamlet gỡ được mối nghi ngờ nhưng chàng vẫn tiếp tục tìm cách xác minh. Chàng cho rằng “hồn ma vẫn có thể là ảo giác” . Sau khi bày trò diễn kịch, Hamlet mới xác định rõ thủ phạm, bởi vì chàng tin vào sức mạnh của văn học nghệ thuật. Nhưng chàng lại chần chừ. . .
Và bây giờ Hamlet vẫn phải trả lời câu hỏi: “sống hay không sống ?” .
TO BE OR NOT TO BE ? Act III – Scene 1 – A Room in the Castle | SỐNG HAY KHÔNG SỐNG ? (tồn tại hay không tồn tại ?) Hồi III cảnh 1 – Một phòng trong lâu đài |
To be, or not to be, that is the question ! Whether ‘ tis nobler in the mind to suffer The slings and arrows of outrageous fortune, Or to take arms against a sea of troubles And by opposing end them ? To die, to sleep – No more ; and by a sleep to say we end The heart-ache, and the thousand natural shocks . That flesh is heir to, tis a con sum matio. Devoutly to be wish’d. To die – to sleep – To sleep! perchance to dream ! Ay, there’s the rub. For in that sleep of death what dreams may come, when we have shuffled off this mortal coil must give us pause: there ‘s the respect. That makes calamity of so long life. For who would bear the whips and scorns of time .The oppressor’s wrong, the proud man ‘s contumely. The pangs of disprized love, the law’s delay. The insolence of office, and thespurns.That patient merit of the unworthy takes . When he himself might his quiet us make . With a bare bodkin ? Who would fardels bear . To grunt and sweat under a weary life. But that the dread of something after death. The undiscover’d country from whose hourn. No traveler returns puzzles the will. And makes us rather bear those ills we have, than fly to others that we know not of it ? Thus conscience does make cowards of us all. And thus the native hue of resolution. Is sicklied o’er with the pale cast of thought . And enterprises of great pitch and moment . With this regard their currunts turn awry. And lose the name of action. Soft you now ! The fair Ophelia ? Nymph, in thy orisons. Be all my sins remember’ d . | Sống hay không sống – đó là một vấn đề ! Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại sóng gió của biển khổ? Chống lại để mà tiêu diệt chúng đi. Đằng nào cao quí hơn ? Chết là ngủ, không hơn ! và tự nhủ rằng ngủ tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đựng. Kết liễu cuộc đời như thế chẳng đáng mong muốn sao ? chết là ngủ. Ngủ có thể là mơ. Đây mới là điều khó khăn. Vì trong cái giấc ngủ của cõi chết khi ta đã thoát khỏi cái thể xác trần tục này những giấc mơ nào sẽ tới ? Điều đó làm cho ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này !. Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng được những roi vọt và sự khinh rẻ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo tàn, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì trệ của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với người tài đức nhẫn nhục khi chỉ cần một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ tên nghỉ? Có ai đành cam chịu than vãn rên rỉ đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí – cõi chết – mà đã vượt biên cương thì không ù một du khách nào có thể quay trở lại. Nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi đời này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết đến. Đấy, chính nỗi vướng mắc của tâm tư làm cho chúng ta trở thành hèn mạt tất cả, và ngọn lửa của quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt ốm yếu đi trước ánh leo lét của ý nghĩ đó. Bao dự kiến lớn lao cao quí cũng phải xoay chiều đổi hướng, chẳng thể biến thành hành động. Thôi khẽ chứ ! Kìa Ophelia yêu kiều ? Nữ thần của ta ơi, khi nàng cầu nguyện xin đừng quên những tội lỗi của ta . |
Vấn đề của Hamlet cũng là vấn đề của mọi thời đại .
Trong đoạn độc thoại trên, hoàng tử Hamlet suy nghĩ để lựa chọn :
Sống chịu đựng nhẫn nhục hay sống đấu tranh ?
Xem thêm : Uống sữa bột với cà phê
Không sống, nghĩa là ngủ. Điều đó không phù hợp bản chất Con Người là danh hiệu cao quí nhất .
Sau khi so sánh hai cách sống, Hamlet khẳng định : con người còn ra gì nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn và ngủ ! Chỉ là một con vật – không hơn !
Vậy thì phải sống, theo Hamlet, là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau, khôi phục lại trật tự làm cho cái thời đại đảo điên tan tác trở nên “ngay ngắn, vững vàng”. Chàng lớn tiếng hạ quyết tâm “ôi từ giờ phút này, ý nghĩ của ta phải đẫm máu, nấu không sẽ chẳng có giá trị gì! ” (hồi 4) (đẫm máu – nghĩa là quyết tâm chiến đấu – PHN ) .
Trong trận quyết chiến đấu với Laertes- một nạn nhân của tấn bi kịch- Hamlet đã quay kiếm trừng trị tên vua bất lương. Nhưng việc đó vẫn là sự bất ngờ ngoài dự kiến của Hamlet – người chiến sĩ của thời đại. “Mũi gươm này tẩm độc ư ? Thế thì độc dược ơi hãy hoàn thành nhiệm vụ của mi đi”. Giết vua chẳng phải nhiệm vụ của Hamlet, chỉ là nhiệm vụ của thuốc độc (ý nói: ác giả ác báo, Claudius dùng thuốc độc hại người thì y chết vì thuốc độc) . Nhiệm vụ cao cả của chàng chưa hoàn thành, chàng chết mà không yên lòng:
Phải chi ta còn đủ thời gian kể ra
Cho mọi người nghe hết chuyện ta (. . .) Hãy tường thuật đúng nguyên nhân sự tình Cho ai ngờ vực bất bình
Thị phi chưa rõ trắng đen
Danh nhơ ắt lưu truyền nghìn sau (. . .) Chuyện ta đem kể thế gian am tường
Lần thứ ba khi hấp hối chàng dặn lại bạn thân :
Hãy cho khách biết ngọn ngành việc qua
Đã thôi thúc hành động của ta
Còn thì muôn sự chỉ là hư không ( ngã chết )
Tính bi kịch của Hamlet không phải do cái chết gợi nên. Cái chết của Hamlet khiến người xem xúc động thương tiếc là cái chết không thể tránh khỏi. Sự tất yếu ấy đã gợi ra cái Bi của vở kịch. Tính tất yếu này do hai nguyên nhân: nguyên nhân lịch sử và tính cách nhân vật Hamlet.
Lịch sử chưa sẵn sàng tiếp nhận cái lí tưởng mà Hamlet đấu tranh. Thời đại Phục Hưng chưa có đủ điều kiện thực tế để thực hiện yêu cầu đó. Đây mới là giai đoạn mở đường cho kỉ nguyên của sa đọa và tội ác. Bộ óc vĩ đại và trái tim nhạy cảm của nhà thơ Shakespear đã sớm nhận ra bộ mặt trái của nó mà lên tiếng cảnh giác con người. Vở kịch gieo âm vang sâu sa đến tận thời đại hôm nay khi con người đã bước sang thế kỉ 21.
Bản thân tính cách Hamlet quyết định số phận chàng phải là một nhân vật bi kịch:
Nỗi đau của chàng không ngừng lớn dần lên bởi chàng là người thông minh nhạy cảm. Hamlet luôn luôn muốn khám phá, phát hiện chân lí mà không bằng lòng với những cách nhìn và lí giải có sẵn. Trí tuệ cũng là một nỗi khổ, nhờ nó chàng nhận ra độ chênh lệch giữa thực tiễn và khả năng của bản thân. Thái độ băn khoăn do dự của Hamlet là tất yếu trong hoàn cảnh đó. Phương pháp tư duy của Hamlet rõ ràng là rất triệt để: đào sâu suy nghĩ, lật đi lật lại vấn đề, tự phê phán mình và chàng đã đi tới đích. Nhà triết học cổ điển Đức đã giải thích thái độ của Hamlet “kể ra Hamlet có băn khoăn do dự, song điều chàng ngờ vực không phải là “làm gì ” mà là phải làm việc ấy “như thế nào”(Mĩ học – Hegel ) .
Hamlet cô độc, đó là một nét tính cách nữa. Quần chúng đông đảo bị bưng tai bịt mắt, lại bị đe dọa đàn áp nên chưa thức tỉnh. Hamlet tin vào chân lí nhưng chưa tin vào quần chúng nhân dân. Bi kịch của Hamlet còn do “quẫn trí chẳng còn biết tin ai” !
Thi hào Đức W. Goeth nhận xét về kịch Shakespeare trong cảm xúc bàng hoàng ngây ngất Tôi không nhớ có biến cố nào, quyển sách nào trong đời sống của tôi mà lại gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt như những vở kịch cùa Shakespeare. Đó không phải là tác phẩm thơ nữa . Khi đọc nó, người ta sợ hãi thấy trước mắt là quyển sách của vận mệnh con người, và người ta ngh cơn lốc của cuộc sống đang lật mạnh từng trang . . . Nếu chúng ta cho rằng Shakespeare là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất thì có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận rằng không có mấy người nhận thức được thế giới như ông đã nhận thức, không có mấy người biết nâng độc giả lên sự nhận thức thế giới như vậy” .
Cống hiến về nghệ thuật qua vở Hamlet thật là to lớn Ông đã giành thắng lợi cho thể loại bi kịch tính cách. Vở kịch còn là một công trình lí luận văn học của chủ nghĩa hiện thực, trong đó nghệ thuật điển hình hóa kiểu Shakespeare đã trở thành cổ điển, đặc biệt là cá tính hóa ngôn ngữ và xây dựng hoàn cảnh điển hình cho nhân vật hoạt động và tự bộc lộ tính cách .
To be or not to be (cũng có thể dịch là: tồn tại hay không tồn tại) là câu hỏi mà nhân vật Hamlet đã đặt ra và cố gắng giải đáp. Một câu hỏi có tầm quan trọng khái quát và có ý nghĩa phổ biến nhân loại. Mỗi người chúng ta không thể tránh khỏi có lúc phải nhắc lại câu hỏi ấy mà trả lời. Sống như thế nào cho xứng đáng là cuộc sống – Đó là giá trị chắc chắn ổn định bất chấp thời đại của vở bi kịch Hamlet.
Chúng ta hãy xem lại những cảm nhận khác nhau trong bốn thế kỉ qua về Hamlet :
1 – Thế kỉ 17 cho rằng Hamlet là bi kịch giữa đam mê và nghĩa vụ bổn phận (Đó là quan điểm của chủ nghĩa cổ điển ngụ ý phê bình Hamlet)
2- Thế kỉ 18 nhận định: Hamlet là con người có tinh thần khỏe mạnh trong một thân thể yếu đuối, như cây sồi mọc trong chậu kiểng. (tư tưởng Ánh sáng)
3 – Thế kỉ 19 cho rằng Hamlet là hiện thân của chủ nghĩa hoài nghi không hành động.
4 – Thế kỉ 20 Hamlet là nhân vật bi kịch của người chiến sĩ cách mạng .
5 – Cuối thế kỉ 20 có ý kiến cho rằng: Hamlet là bi kịch của con người thời đại khổ vì trí tuệ, nhận thức được tất cả cái xấu của thời đại nhưng không có khả năng sửa chữa được.
Một tác phẩm đem lại nhiều thu hoạch khác nhau như thế là một kiệt tác nghệ thuật.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức