Kiểm tra tài chính là gì? Đặc điểm và Tác dụng
Nội Dung
1. Khái niệm kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong công tác quản lý. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp quan sát, phân tích, đối chiếu một cách có hệ thống các thông tin, các chủ thể tài chính có thể kiểm tra hiệu quả quá trình kinh tế, phát hiện sự chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn và đi đến xóa bỏ những hiện tượng không lành mạnh trong hoạt động kinh tế. Kiểm tra trong hoạt động kinh tế được thực hiện trên cả bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội đó là: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Kiểm tra tài chính là một bộ phận của kiểm tra quá trình kinh tế, có liên quan đến khâu phân phối của quá trình tái sản xuất xã hội. Kiểm tra tài chính góp phần hình thành các cân đối trong phân phối các nguồn tài chính, xem xét sự cần thiết, mục đích cũng như quy mô của việc phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Bạn đang xem: Kiểm tra tài chính là gì? Đặc điểm và Tác dụng
Chức năng giám đốc tài chính là sự biểu hiện bản chất của phạm trù tài chính. Tuy nhiên, sự giám đốc tài chính chỉ thực hiện được khi có sự tham gia của con người. Chức năng giám đốc là khả năng khách quan của tài chính trong việc giám đốc tính mục đích, tính hiệu quả của việc phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ.
Công tác kiểm tra tài chính là sự vận dụng chức năng giám đốc của tài chính để tổ chức quá trình kiểm tra bằng đồng tiền của các chủ thế kinh tế – xã hội, đó là hoạt động chủ quan của con người.
2. Đặc điểm
Kiểm tra tài chính có những đặc điểm sau:
Xem thêm : Phương pháp chuyên gia là gì?
Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền, giới hạn trong các quan hệ tài chính trong quá trình phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, trong khi đó kiểm tra bằng đồng tiền nói chung có phạm vi rất rộng, trên cả bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh đúng đắn, trung thực, toàn diện tình hình kinh tế quốc gia, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra tài chính tiến hành thường xuyên trong hoạt động sử dụng tiền tệ, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Việc kiểm tra tài chính tuy giới hạn trong lĩnh vực phân phối, nhưng quá trình kiểm tra, có quan tâm đến cả các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối, đến việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, đó là các nhân tố: kết quả sản xuất, tình hình sử dụng vật tư, lao động. Như vậy, kiểm tra tài chính có thể bao trùm lên những mặt khác nhau của hoạt động kinh tế – tài chính thuộc lĩnh vực sản xuất cũng như lĩnh vực phi sản xuất. Nhờ vào đặc tính này, kiểm tra tài chính, ngoài việc đánh giá tình hình phân phối, còn nhận biết được các nhân tố hình thành kết quả để phân phối, từ đó cho phép đánh giá các mặt hoạt động kinh tế.
Kiểm tra tài chính chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi các chủ thể kiểm tra nắm bắt và vận dụng đúng đắn các đặc điểm kể trên trong công tác kiểm tra tài chính.
3. Tác dụng của kiểm tra tài chính
Khi công tác kiểm tra tài chính thực hiện một cách hữu hiệu, sẽ phát huy tác dụng quan trọng đối với hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô.
Xem thêm : Lạm phát là gì? Phân loại, nguyên nhân và tác động
Vì kiểm tra tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, giúp cho Nhà nước nắm được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh không chỉ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp mà Nhà nước có góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, mà còn cả dối với các loại hình doanh nghiệp khác. Qua kiểm tra tài chính Nhà nước có thể phát hiện, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những hiện tượng không lành mạnh như: những mất cân đối, những sai lệch thực tế so với định hướng. Chẳng hạn, qua kiểm tra tài chính một ngành kinh tế hoạt động kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các ngành kinh tế khác, Nhà nước sẽ có những biện pháp điều tiết kịp thời bằng việc điều chỉnh chính sách thuế, chính sách chỉ tiêu tài chính, chính sách trợ giá để có tác động tích cực đến ngành kinh tế đó.
Kiểm tra tài chính tại các doanh nghiệp đảm bảo cho nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt chính xác, toàn diện về tình hình tài chính, làm cơ sở cho điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh qua phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, giúp các nhà quản lý phát hiện những tổn tại trong kinh doanh để kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi của thị trường, phát hiện và khai thác các tiềm lực của doanh nghiệp, có biện pháp để bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, việc kiểm tra tài chính trong các doanh nghiệp góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, các đối tượng tham gia góp vốn và các bên có liên quan đến doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra tài chính trong lĩnh vực phi sản xuất có tác dụng thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy các đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.
Thông qua kiểm tra tài chính, người dân có thể phát huy quyền làm chủ trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức, đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của mình. Trong nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Kiểm tra tài chính có tác dụng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật tài chính, đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật trong toàn xã hội, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh đồng thời góp phần hạn chế và khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức